Các câu hỏi về Thiên Chúa




Câu hỏi: Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Có bằng chứng nào về sự thực hữu của Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Việc có một Đức Chúa Trời hay không là không thể chứng minh hay phủ nhận. Kinh Thánh dạy chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của Chúa bằng đức tin bởi “Vả không có đức tin, thì chẳng hề có thể nào ở cho đẹp ý Ngài; Vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài” (Hê-bơ-rơ 11:6). Nếu Đức Chúa Trời muốn, Ngài có thể hiện ra để chứng minh cho toàn thể thế giới biết sự hiện hữu của Ngài. Nếu như thế, chúng ta không cần đức tin nữa. “Đức Chúa Giê Xu phán: Vì ngươi đã thấy Ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!”(Giăng 20:29.)

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ. Chẳng có tiếng, chẳng có lời nói; cũng không ai nghe tiếng của chúng nó. Dây đo chúng nó bủa khắp trái đất, và lời nói chúng nó truyền đến cực địa. Nơi chúng nó Ngài đã đóng trại cho mặt trời” (Thi Thiên 19:1-4). Thử ngắm sao, tìm hiểu về vũ trụ, quan sát những điều kỳ diệu của thiên nhiên, nhìn xem vẻ đẹp của buổi chiều tà – Tất cả những điều đó cho thấy Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo. Nếu những điều này chưa đủ, cũng còn có những bằng chứng về Đức Chúa Trời trong tim ta. Truyền đạo 3:11 chép, “…Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người…” Người ta nhận biết rằng trong nơi sâu kín của con người có những điều vượt xa đời sống và thế giới này. Chúng ta có thể chối bỏ điều này về mặt ý chí, nhưng sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự trường tồn của Ngài vẫn cứ ở với chúng ta. Bất chấp những điều này, Kinh Thánh cảnh báo chúng ta sẽ có nhiều người chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 14:1). Xuyên suốt lịch sử của nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới, nhiều nền văn minh trên tất cả các lục địa đều tin rằng có sự tồn tại của một vài loại “Chúa”, chứng tỏ rằng chắc chắn phải có điều gì làm người ta tin như thế.

Thêm vào đó có rất nhiều luận cứ hợp lý về sự thực hữu của Chúa. Đầu tiên là cuộc tranh luận về bản thể học. Những hình thức phổ biến nhất làm căn bản trong việc tranh luận bản thể học thường sử dụng khái niệm Đức Chúa Trời để chứng minh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Nó bắt đầu bằng định nghĩa về Đức Chúa Trời như: “Đó là điều không có gì lớn hơn để nghĩ ra.” Tiếp theo đó là cuộc tranh luận hiện hữu lớn hơn không hiện hữu và do đó quan niệm lớn nhất phải là những gì hiện hữu. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì Đức Chúa Trời không phải là quan niệm lớn nhất – Điều đó sẽ mâu thuẩn với định nghĩa Đức Chúa Trời. Thứ hai là cuộc tranh luận về cứu cánh luận. Cứu cánh luận cho rằng vì vũ trụ bày ra như một kiểu mẫu lạ lùng nên phải có một vị thần vẽ kiểu. Thí dụ: Nếu trái đất chỉ cần vài trăm dặm gần hoặc xa hơn mặt trời nó không có khả năng cung cấp nhiều sự sống như hiện có. Nếu những nguyên tố trong khí quyển chúng ta có điểm khác nhau vài phần trăm sự sống sẽ không còn. Thêm nữa từng phân tử của Prô–tê-in có một chuổi trong 10 lũy thừa 243. Một tế bào đơn được kết hợp bởi hàng triệu phân tử Prô-tê-in.

Luận cứ thứ ba về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là luận cứ về vũ trụ. Mọi tác động đều có nguyên nhân. Vũ trụ này và mọi điều ở trong nó là tác động. Ắt phải có nơi khởi nguồn. Cuối cùng thì phải có “Vô căn” để sắp đặt mọi thứ nguyên nhân cho mọi vật được hiện hữu. “Vô căn” đó là Đức Chúa Trời. Luận cứ thứ tư được biết là luận cứ về đạo đức. Xuyên suốt lịch sử mọi nền văn hóa đều có những hình thức luật lệ. Mọi người có ý thức nhận biết đúng sai. Giết người, nói dối, trộm cắp, vô đạo đức đều bị chối bỏ. Ý thức đúng sai này đến từ đâu? Nếu không phải từ Đức chúa trời.

Mặc dầu vậy, con người sẽ từ chối những kiến thức rõ ràng không thể chối cãi về Đức Chúa Trời và thay vào đó tin vào những lời nói dối. Kinh thánh có chép điều này trong Rô Ma 1:25 “Vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời. A-men”. Kinh Thánh cũng cho biết rằng không thể bào chữa nếu họ không tin Chúa “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” (Rô Ma 1:20)

Con người nói họ không tin vào Đức Chúa Trời bởi vì “Không khoa học” hay vì “Không có bằng chứng”. Lý do thật sự là khi họ thừa nhận có chúa thì họ cũng nhận ra là họ chịu trách nhiệm trước ngài và cần sự tha thứ từ Ngài (Rô Ma 3:23; 6:23). Nếu Đức Chúa Trời hiện hữu thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng ta trước Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không hiện hữu thì chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mà không cần lo lắng về sự phán xét của Ngài đối với chúng ta. Nó giải thích tại sao rất nhiều người chối bỏ Chúa lại tin vào thuyết tiên hóa, bởi nó đưa cho họ một giải thích khác thay vì Chúa sáng thế. Chúa hiện hữu, và cuối cùng thì ai cũng biết. Sự thực rằng một số người cố gắng chối bỏ Chúa thực ra lại chính là một minh chứng rằng Chúa tồn tại.

Làm sao để biết Chúa hiện hữu? Là cơ đốc nhân, ta biêt Chúa hiện hữu bởi vì ta nói chuyện với Ngài hàng ngày. Chúng ta không nghe Ngài bằng tiếng bình thường có thể thu âm được, nhưng ta cảm nhận được sự thực hữu của Ngài bên ta, ta cảm nhận được tinh yêu của Ngài và mong muốn ân điển của Ngài. Có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống của ta mà không có lời giải thích nào khác ngoài Chúa. Chúa đã cứu ta và thay đổi cuộc sống của ta, khiến ta không thể tiếp tục chối bỏ Ngài nữa mà thay vào đó là thừa nhận và cảm tạ Ngài. Chẳng có luận cứ trên nào có thể thuyết phục một người thôi chối bỏ điều quá hiển nhiên về Chúa. Cuối cùng thì ta vẫn phải tin vào sự thực hữu của Chúa qua đức tin (Hê-bơ-rơ 11:6). Đưc tin vào Chúa không phải là bước vào nơi tăm tối, mà nó là bước vào một căn phòng sáng nơi rất nhiều người khác đã ở đó rồi.


Câu hỏi: Thuộc tính của Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời như thế nào?

Trả lời:
Kinh thánh cho ta biết nhiều về Chúa. Nếu không có kinh thánh, thì mọi nỗ lực để mô tả Chúa sẽ chỉ là ý kiến cá nhân, bản thân nó đã không chính xác, nhất là lại là ý kiến vê Chúa (Gióp 42:7). Nếu chỉ nói là ta cần phải tìm hiểu thực ra Chúa thế nào thì không diễn tả hết tầm quan trọng của việc tìm hiểu Chúa. Bởi nếu không hiểu đúng sẽ dẫn tới việc ta thờ phượng các tà thần (Xuất Ê díp tô ký 20:3-5). Tuy nhiên, phải lưu ý là chỉ những gì Chúa muốn khải thị thì ta mới biết. Một trong số những tính cách của Chúa là “ánh sáng”, tức là Chúa tự khải thị mình(Ê-sai 60:19; Gia cơ 1:17). Việc Chúa khải thị không nên bị bỏ qua (Hê-bơ-rơ 4:1). Sáng thế, kinh thánh, ý Chúa đã giáng thế (tức Chúa giê-su) là một cầu nối khác để ta biết Chúa.

Trước hết, Chúa là đấng sáng tạo, và chúng ta là một phần trong sáng thế- đươc tạo ra dưới hình hài giống Ngài ( Sáng thế ký 1:1; Thi Thiên 24:1). Con người trên các tạo vật khác và được cai trị trên muôn loài vạn vật (Sáng thế ký 1:26-28). Con người bị sa ngã hư hoại nhưng nhanh chóng được giúp đỡ bởi công việc của Ngài (Sáng thế ký 3:17-18; Rô Ma 1:19-20). Chỉ cần sự hung vĩ, phức tạp, đẹp đẽ của vũ trụ là ta đã đủ thấy được sự vĩ đại của Chúa.

Xin hãy xem qua một số danh xưng của Đức Chúa Trời để giúp chúng ta biết Đức Chúa Trời như thế nào?

Những danh xưng như sau:
- Ê-Lô-Him: Thần mạnh mẽ (Sáng thế ký 1:1)
- A-Đô-Nai: Cứu Chúa, như là một vị chủ trong mối quan hệ với đầy tớ. (Xuất Ê Díp Tô ký 4:10,13).
- Ên-Ê-Ly-Ôn: Thần cao nhất, mạnh nhất ( Sáng thế ký 14:20)
- Ên-Roi: Thần mạnh chưa từng thấy ( Sáng thế ký 16:13)
- Ên-Sa-Đai: Đức Chúa Trời quyền năng (Sáng thế ký 17:1)
- Ên-Ô-Lam: Đức Chúa Trời đời đời (Ê-sai 40:28)
- Chúa Giê Hô Va: “TA LÀ”, Nghĩa là Đấng Tự Hữu (Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:13,14)

Chúa là vĩnh hằng, nghĩa là Chúa không có nơi khởi nguồn, và sự tồn tại của Ngài sẽ không có điểm kết thúc. Ngài vô định, và bất tử (Phục truyền luật lệ ký 33:27; Thi Thiên 90:2; I Ti-mô-thê 1:17). Đức Chúa Trời không hề thay đổi, điều này nghĩa là Đức Chúa Trời đáng tin cậy (Ma-La-Chi 3:6; Dân-số-ký 23:19; Thi Thiên 102:26,27). Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị, nghĩa là không có vị thần nào giống như. Ngài là Đấng hoàn hảo (II Sa-mu-ên 7:22; Thi Thiên 86:8 Ê-sai 40:25; Ma-thi-ơ 5:48). Không ai có thể hiểu hết về Chúa (Ê-Sai 40:28; Thi Thiên 145:3; Rô-ma 11:33,34).

Đức Chúa Trời công bằng, nghĩa là Ngài không thiên vị (Phục truyền luật lệ ký 32:4; Thi Thiên 18:30). Đức Chúa Trời toàn năng, Ngài có tất cả quyền lực, Ngài có thể làm mọi điều tốt đẹp phù hợp với tính cách của Ngài ( Khải thị 19:6; Giê-rê-mi 32:17,27) Đức Chúa Trời toàn tại, nghĩa là Ngài luôn hiện diện, khắp nơi đều có Ngài, điều này không có nghĩa là mọi vật đều là Đức Chúa Trời (Thi Thiên 139:7-13; Giê-rê-mi 23:23). Đức Chúa Trời toàn tri, nghĩa là Ngài biết từ quá khứ, hiện tại đến tương lai ngay cả những ý nghĩ thoáng qua, bởi vì Ngài biết mọi điều nên sự phán xét của Ngài luôn luôn thực hiện cách công bằng ( Thi Thiên 139:1-5; Châm ngôn 5:21).

Đức Chúa Trời duy nhất, không chỉ có nghĩa không có ai khác mà cũng còn có nghĩa là Đấng duy nhất có thể hiểu những nhu cầu và sự khao khát tận nơi đáy lòng chúng ta và là Đấng duy nhất xứng đáng cho sự thờ phượng và tin kính của chúng ta (Phục truyền luật lệ ký 6:4). Đức Chúa Trời công minh, nghĩa là Đức Chúa Trời không bỏ qua những việc sai quấy. Vì sự công bình và công lý mà Đức Chúa Giê Xu phải trãi qua sự phán xét của Đức Chúa Trời thay cho tội lỗi của chúng ta để chúng ta được tha thứ tội ( Xuất Ê-Díp-Tô ký 9:27; Ma-thi-ơ 27:45-46; Rô-ma 3:21-26).

Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị, nghĩa là Ngài cực trị, tất cả những tạo vật đặt dưới quyền Ngài, Những vật biết được hoặc không biết được đều không thể cản trở mục đích của Ngài (Thi Thiên 93:1; 95:3; Giê-rê-mi 23:20). Đức Chúa Trời là linh hồn, nghĩa là không thể thấy được Ngài (Giăng 1:18; 4:24). Đức Chúa Trời Ba ngôi nghĩa là cả Ba ngôi hiệp một cùng một thực thể, tương đương về quyền năng và vinh hiển. Chú ý những đoạn đầu của Kinh Thánh ghi về Đức Chúa Trời bằng danh từ đơn mặc dầu hình thức có Ba ngôi phân biệt – Cha, Con, Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19; Mác 1:9-11). Đức Chúa Trời chân thật nghĩa là Ngài hòa hợp với tất cả những gì thuộc về Ngài, liêm khiết và không thể nói dối (Thi Thiên 117:2; 1 Sa-mu-ên 15:29).

Đức Chúa Trời thánh khiết, nghĩa là Ngài tách rời khỏi mọi ô uế về đạo đức và thù ghét với những điều ấy. Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả những điều tội ác và tội ác làm Ngài giận dữ. Chúa thường được ví với hình ảnh bó lửa cháy (Ê-Sai 6:3; Ha-ba-cúc 1:13; Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:2,4,5; Hê-bơ-rơ 12:29). Đức Chúa Trời nhân từ - Điều này bao gồm sự khoan dung, thương xót, lòng tốt, yêu thương- Những từ ngữ này diễn tả sắc thái của lòng độ lượng của Ngài. Nếu không bởi ân điển của Đức Chúa Trời, thì sự thánh khiết của Ngài sẽ không cho phép ta gần Ngài. May mắn là điều đó không xảy ra bởi chúa mong được biết ta (Xuất Ê-Díp-Tô ký 34:6; Thi Thiên 31:19; I Phi-e-rơ 1:3; John 3:16; John 17:3).

Vì Chúa vô hạn, không ai có thể trả lời được câu hỏi này một cách hoàn hảo, nhưng nhờ có kinh thánh, chúng ta đã hiểu nhiều hơn về Chúa. Cầu cho ta luôn tìm kiếm Ngài (Giê-rê-mi 29:13).


Câu hỏi: Đức Chúa Trời có thật không?

Trả lời:
Ta biết Chúa có thật bởi vì Ngài khải thị qua ba cách: Sáng thế, kinh thánh và Chúa Giê-su.

Sáng thế là bằng chứng cơ bản nhất cho sự hiện hữu của chúa. “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô Ma 1:20). “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi Thiên 19:1).

Nếu tình cờ nhặt được một chiếc đồng hồ đeo tay giữa một cánh đồng, thì tôi sẽ không cho rằng tự nó xuất hiện ở đấy, hay nó đã luôn ở đấy. Dựa vào thiết kế phức tạp của đồng hồ, tôi cho rằng hẳn có một người đã làm ra nó. Thử nhìn xung quanh ta, có rất nhiêu thiết kế phức tạp hơn, chính xác hơn. Thời gian không phải đo lường dựa vào đồng hồ, và vào đôi bàn tay Chúa- ở đây chỉ vòng quay của trái đất.

Giả sử nếu tôi tìm thấy một văn bản mã khóa, thì tôi cần phải tìm được người mở mật mã. Tôi giả định là đã có một người thông minh đã tạo ra mật mã ấy. Thử nhìn mã DNA trong mỗi tế bào con người, sự phức tạp của nó là một minh chứng cho Chúa sáng thế.

Không chỉ tạo ra một thế giới vật chất dồi dào, Chúa còn đặt vào mỗi trái tim con người nhận thức về bất tử (Truyền đạo 3:11). Con người có khả năng bẩm sinh để cảm nhận rằng còn có nhiều điều đằng sau cuộc sống mà mắt trần thấy được, rằng có tồn tại của đấng cao hơn. Vì nhận thức ấy mà ta thường thấy con người thể hiện qua 2 hình thức: tạo ra luật lê, phép tắc hoặc thờ phượng thần thánh.

Mỗi nền văn minh xuyên suốt lịch sử có những giá trị đạo đức cơ bản tương đối giống nhau. Ví dụ, ý tưởng về tình yêu thương bác ái thì được chấp nhận khắp nơi, còn hành động nói dối thì bị lên án. Nhận thức đúng sai này đều là nhờ một đức tối cao- Chúa.

Tương tự như vậy, tất cả con người trên thế giới, bất kể văn hóa, đều có hệ thống thờ phượng. Chủ thế có thể khác nhau, song ý thức về đấng “cao hơn”thì đều giống nhau. Xu hướng thờ phượng của ta là vì Ngài tạo ra ta”giống như hình ảnh Ngài” (Sáng thế ký 1:27).

Chúa còn khải thị cho ta qua kinh thánh. Suốt cuốn kinh, sự hiện hữu của chúa được coi là sự thật tự hữu (Sáng thế ký 1:1; Xuất Ê-díp-tô ký 3:14). Khi Bên-Gia-Min Franklin viết tự truyện của ông, ông không phí thời gian chứng minh rằng ông tồn tại. Cũng vậy, Đức Chúa Trời không dành thời gian chứng minh sự hiện hữu của Ngài trong kinh thánh. Bản chất của kinh thánh có thể lam thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, tính xác thực của nó, và những điều kỳ diệu xảy ra khi sách được viết đã đủ để ta muốn nghiên cứu sâu hơn.

Cách thức thứ ba Chúa khải thị cho con người là qua Chúa Giê Xu Christ (Giăng 14:6-11). “Ban đầu có Ngôi lời, Ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi lời là Đức Chúa Trời. Ngôi lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (Giăng 1:1;14).

Suốt cuộc đời của mình, Chúa Giê-su đã tuân theo đúng luật Cựu Ước một cách hoàn hảo và ứng với những tiên đoán về đấng mê-si (Ma-thi-ơ 5:17). Ngài đã làm vô số việc của tình yêu thương và những phép lạ trước dân chúng để xác nhận sứ điệp của Ngài và làm chứng về thần tánh của Ngài (Giăng 21:24-25). Rồi ba ngày sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá Ngài đã sống lại từ trong sự chết, một sự kiện được hàng trăm nhân chứng xác nhận (1 Cô-rinh-tô 15:6). Những ghi chép lịch sử đầy dẫy bằng chứng về con người Giê Xu như lời sứ đồ Phao Lô đã nói: “Những việc này không phải làm ra trong góc nhà.” (Công vụ các sứ đồ 26:26)

Chúng tôi nhận thấy rằng sẽ có những người luôn hoài nghi xem xét Đức Chúa Trời, và tìm kiếm bằng chứng. Và cũng có những người mà dù có bao nhiêu bằng chứng đi chăng nữa cũng không thuyết phục được (Thi Thiên 14:1). Tất cả đều đến từ đức tin (Hê-bơ-rơ 11:6).


Câu hỏi: Kinh Thánh dạy gì về Đức Chúa Trời Ba ngôi?

Trả lời:
Điều khó khăn nhất đối với quan niệm của Cơ đốc giáo về Chúa ba ngôi là chẳng có cách nào có thể hiểu hoàn toàn và chính xác về điều đó. Chúa ba ngôi là điều mà con người không có khả năng nắm bắt hết, chứ chưa nói là đi giải thích cho người khác. Chúa lớn hơn chúng ta, và vì thế, không nên kỳ vọng có thể hiểu được Ngài. Kinh thánh dạy rằng Chúa cha là chúa, Giê-su là Chúa, Chúa thánh linh là Chúa. Kinh thánh cũng chỉ ra rằng chỉ có một Chúa duy nhất. Mặc dù ta có thể am hiểu vài điều về mối quan hệ về ba ngôi trong Chúa, nhưng xét cho cùng thì việc am hiểu hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chúa ba ngôi không có thực, hay nó không nên được giảng dạy.

Chúa ba ngôi là một chúa tồn tại trong ba ngôi. Có nghĩa là không được hiểu là có 3 chúa. Lưu ý là từ “chúa ba ngôi” không có trong kinh thánh. “ Chúa ba ngôi” là từ được dùng để mô tả ba thể đồng tồn tại để tạo nên Chúa. Quan trọng là khái niệm về Chúa ba ngôi được chép lại trong kinh thánh. Dưới đây là tóm lược những gì kinh thánh viết về Chúa ba ngôi:

1. Có một Đức Chúa Trời ( Phục truyền luật lệ ký 6:4; 1 Cô-rinh-tô 8:4; Ga-la-ti 3:20; I Ti-mô-thê 2:5).

2. Đức Chúa Trời Ba ngôi gồm có ba thân vị ( Sáng thế ký 1:1; 1:26; 3:22; 11:7; Ê-sai 6:8; 48:16; 61:1; Ma-thi-ơ 3:16-17; Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14).Trong Sáng thế ký 1:1 có dùng danh từ số nhiều Ê-lô-him. Trong Sáng thế ký 1:26; 3:22; 11:7 và Ê-sai 6:8 dùng đại danh từ số nhiều “Chúng ta”. Từ Ê-lô-him và “chúng ta” đều ở dạng số nhiều. Mặc dù số nhiều không nhất thiết là 3, nhưng đó là căn bản để cho thấy việc có ba là hoàn toàn có thể.

Trong Ê-Sai 48:16 và 61:1, Đức Chúa Con nói xong vẫn dẫn chỉ đến Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh. So sánh Ê-sai 61:1 với Lu-ca 4:14-19 để thấy Đức Chúa Con đang nói. Ma-thi-ơ 3:16-17 diễn tả lễ Báp têm của Chúa Giê Xu. Thấy rõ trong đoạn này là Đức Thánh Linh giáng xuống Đức Chúa Con trong lúc Đức Chúa Cha bày tỏ sự hài lòng về Đức Chúa Con. Ma-thi-ơ 28:19 và II Cô-rinh-tô 13:14 là thí dụ về Ba thân vị phân biệt trong Ba ngôi Đức Chúa Trời.

3. Kinh thánh mô tả 3 thân vị trong chúa ba ngôi là hoàn toàn riêng biệt. Trong Cựu Ước, từ “CHÚA” phân biệt với từ “Chúa” (Sáng thế ký 19:24; Ô-sê 1:4). Chúa có một con trai (Thi Thiên 2:7, 12; Châm ngôn 30:2-4). Đức Thánh Linh riêng biệt với “CHÚA” (Dân số ký 27:18) và Đức Chúa Trời (Thi Thiên 51:10-12). Đức Chúa Con khác với Đức Chúa Cha (Thi Thiên 45:6-7; Hê-bơ-rơ 1:8-9). Trong Tân Ước, Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha về người trợ giúp là Đức Thánh Linh. Điều này cho thấy Chúa Giê Xu không xem chính Ngài là Đức Chúa Cha hay là Chúa Thánh Linh. Cũng xem xét tất cả các lần khác trong Phúc Âm Chúa Giê Xu nói với Đức Chúa Cha. Có phải Ngài tự nói với chính mình không? Không. Ngài nói với một thân vị khác trong Ba ngôi – Đức Chúa Cha.

4. Mỗi thân vị trong Ba ngôi là Đức Chúa Trời: Đức Chúa Cha là Chúa (Giăng 6:27; Rô Ma 1:7; I Phi-e-rơ 1:2.). Đức Chúa Con là Chúa( Giăng 1:1, 14; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 2:9; Hê-bơ-rơ 1:8; I Giăng 5:20). Đức Thánh Linh là Chúa ( Công vụ 5:1-4, I Cô-rinh-tô 3:16).

5. Sự lệ thuộc trong Ba ngôi Đức Chúa Trời: Kinh Thánh cho thấy Đức Thánh Linh lệ thuộc với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Đức Chúa Con lệ thuộc với Đức Chúa Cha, đây là mối liên hệ nội tại và không làm mất đi thần tánh của bất kỳ thân vị nào trong Ba ngôi. Đây chỉ là điểm nằm ngoài khả năng nắm bắt hoàn toàn của con người về Chúa vô định. Quan tâm về Đức Chúa Con xin xem Lu-ca 22:42; Giăng 5:36; Giăng 20:21; I Giăng 4:14. Quan tâm về Đức Thánh Linh xin xem Giăng 14:16; 14:26; 15:26; 16:7 và đặc biệt Giăng 16:13-14.

6. Công tác của từng thân vị trong Ba ngôi: Đức Chúa Cha là nguồn tối thượng hay là căn nguyên của 1) Vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Khải Huyền 4:11) 2) Khải thị thần tính ( Khải Huyền 1:1) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:16-17) 4) Những công việc con người của Chúa Giê Xu (Giăng 5:17 và 14:10). Đức Chúa Cha khởi đầu tất cả các công việc này.

Đức Chúa Con là thân vị thông qua Đức Chúa Cha làm các công việc như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ (I Cô-rinh-tô 8:6; Giăng 1:3; Cô-lô-se 1:16-17) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 1:1; Ma-thi-ơ 11:27; Giăng 16:12-15; Khải Huyền 1:1) và 3) Cứu rỗi ( II Cô-rinh-tô 5:19; Ma-thi-ơ 1:21; Giăng 4:42). Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này qua Đức Chúa Con, được coi là đại diện.

Đức Thánh Linh là phương tiện mà Đức Chúa Cha thực hiện các công tác như sau: 1) Sáng tạo và bảo tồn vũ trụ ( Sáng thế ký 1:2; Gióp 26:13; Thi Thiên 104:30) 2) Khải thị thần tính ( Giăng 16:12-15; Ê-phê-sô 3:5; II Phi-e-rơ 1:21) 3) Cứu rỗi (Giăng 3:6; Tít 3:5; I Phi-e-rơ 1:2) 4) Các công tác của Chúa Giê Xu ( Ê-sai 61:1; Công vụ 10:38). Bởi vậy Đức Chúa Cha làm tất cả các công việc này bởi quyền năng Đức Thánh Linh.

Rất nhiều người cố gắng giải thích, minh họa Chúa ba ngôi, song trong số các minh họa phổ biến, chẳng có cái nào là hoàn toàn chính xác. Minh họa quả trứng gồm ba phần (vỏ trứng, lòng trắng, lòng đỏ) sai ở chỗ mỗi phần trong ba phần ấy chỉ là một phần tạo nên quả trứng, chứ không phải là quả trứng hoàn chỉnh. Trong khi đó, chúa cha, chua con, chúa thánh linh không phải là một phần của chúa, mỗi thân vị đều là chúa. Minh họa nước thì có vẻ khá hơn ví dụ về quả trứng, tuy nhiên vẫn không diễn tả chính xác. Dạng lỏng, dạng hơi, dạng băng là các dạng của nước. Trong khi đó, chúa cha, chúa con, chúa thánh linh không phải là các dạng của Chúa, mà mỗi thân vị đều đã là Chúa. Vì vậy, cho dù các minh họa này có thể đưa cho ta một hinh dung về chúa ba ngôi, song các minh họa ấy không hoàn hảo. Chúa vô định thì không thể có mô tả về tập xác định. Tóm lại, khái niệm về Chúa ba ngôi luôn là một tranh luận suốt lịch sử cơ đốc giáo. Mặc dù bản chất của Chúa ba ngôi được chép trong kinh thánh, một số vấn đề bên lề thì dễ tạo tranh cãi. Chúa cha là chua, chua con là chúa, đưc thánh linh là chúa- nhưng lại chỉ có một chúa mà thôi. Tuy nhiên, thay vì cố gắng để định nghĩa chúa ba ngôi bằng đầu óc còn hạn chế của con người, thì ta nên tập trung vào sự vĩ đại của chúa “ Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? “ (Rô Ma 11:33-34)


Câu hỏi: Có phải Thiên Chúa tạo ra điều ác?

Trả lời:
Đầu tiên nghe qua thì có vẻ như là nếu như Chúa tạo ra mọi thứ, thì chắc hẳn Ngài cũng đã tạo ra “điều ác”. Tuy nhiên, điều ác không phải là một “vật” giống như hòn đá hay điện năng. Bạn không thể đong được một chai đựng điều ác. Điều ác không tự tồn tại, nó có phải là do thiếu vắng điều tốt. Ví dụ, không thể có lỗ thủng nếu không có vật bị thủng. Vì vậy, khi Chúa sáng thế thì mọi điều đều tốt. Một trong những điều tốt đẹp Thiên Chúa làm ra là cho con người có quyền lựa chọn. Vì vậy, Thiên Chúa cho phép các thiên sứ và con người tự do lựa chọn điều tốt hay từ chối điều tốt (điều ác).

Lấy một minh họa khác. Nếu ai đó hỏi "Lạnh có tồn tại?", câu trả lời có khả năng sẽ là "Có". Tuy nhiên, điều này không đúng. Lạnh, không tồn tại. Lạnh là sự thiếu hơi nóng. Tương tự như vậy, bóng tối không tồn tại, nó là sự thiếu vắng ánh sáng. Điều ác là vì thiếu vắng điều thiện, hoặc tốt hơn, điều ác là sự thiếu vắng Thiên Chúa. Thiên Chúa đã không tạo ra điều ác, mà chỉ cho phép sự vắng mặt của điều thiện.

Thiên Chúa đã không tạo ra điều ác, nhưng Ngài cho phép điều ác. Nếu Thiên Chúa không cho phép khả năng điều ác, cả nhân loại và thiên sứ sẽ phục vụ Thiên Chúa vì nghĩa vụ và không có sự lựa chọn. Ngài không muốn "Người máy" mà đơn giản để thực hiện những gì Ngài muốn họ làm theo một “Chương trình "đã cài đặt cho họ. Thiên Chúa cho phép khả năng điều ác để chúng ta thực sự có thể có một ý chí tự do và sự chọn lựa muốn hay không muốn phục vụ Ngài.

Vì loài người hữu hạn, chúng ta không bao giờ có thể hiểu biết hoàn toàn Thiên Chúa vô hạn (Rôma 11:33-34). Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu lý do Thiên Chúa làm điều gì, chỉ sau đó tìm ra nó được cho một mục đích khác với suy nghĩ ban đầu của chúng ta. Thiên Chúa nhìn vào mọi điều từ góc nhìn đời đời thánh khiết. Chúng ta nhìn mọi thứ từ góc nhìn thế gian, tạm bợ, và tội lỗi. Tại sao Thiên Chúa đặt con người trên trái đất trong khi biết rằng A-đam và Ê-va sẽ phạm tội và vì đó mang theo điều ác, sự chết, và đau khổ cho tất cả nhân loại? Tại sao Ngài đã không tạo ra tất cả chúng ta công chính và để chúng ta ở lại trên trời, nơi chúng ta không có đau khổ và hoàn hảo? Những câu hỏi này có thể không được trả lời thỏa đáng bên này của cõi vĩnh hằng. Những gì chúng ta có thể biết được bất cứ điều gì Thiên Chúa làm là thánh, và hoàn hảo và cuối cùng sẽ được vinh hiển danh Ngài. Thiên Chúa cho phép khả năng điều ác để sắp đặt cho chúng ta một sự lựa chọn thật sự trong trường hợp liệu chúng ta tôn thờ Ngài. Thiên Chúa đã không tạo điều ác, nhưng Ngài cho phép nó. Nếu Ngài đã không cho phép điều ác, chúng ta sẽ thờ Ngài ngoài nghĩa vụ ra, không có sự lựa chọn của ý chí riêng chúng ta.


Câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa cho phép những điều xấu xảy ra cho những người tốt?

Trả lời:
Đây là một trong những câu hỏi khó nhất trong tất cả các vấn đề thần học. Thiên Chúa là vĩnh cửu, vô hạn, toàn tri, toàn tại, và toàn năng. Tại sao con người lại mong đợi được hiểu hoàn toàn về đường lối của Đức Chúa Trời? Sách Gióp có liên hệ trực tiếp với vấn đề này. Thiên Chúa đã cho phép Satan làm tất cả những gì ông ta muốn đối với Gióp trừ việc giết ông. Phản ứng của Gióp là gì? "Dẫu Chúa giết tôi, tôi vẫn trông cậy Ngài" (Gióp 13:15). "Đức Giê Hô Va đã ban cho, Đức Giê Hô Va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê Hô Va" (Gióp 1:21). Gióp không hiểu tại sao Thiên Chúa đã cho phép những điều Ngài đã làm, nhưng ông biết Chúa là tốt và do đó tiếp tục tin cậy vào Ngài. Cuối cùng, đó là cách phản ứng tốt của chúng ta nên làm.

Tại sao những điều xấu xảy ra cho người tốt? Câu trả lời của Kinh Thánh là không có người nào "tốt" cả. Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng cho chúng ta biết tất cả loài người bởi di truyền tội và đều bị nhiễm tội lỗi (Truyền đạo 7:20; Rôma 6:23; 1 Giăng 1:8). Rô Ma 3:10-18 nói rất rõ về sự phi tồn tại của người"tốt": Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Ðức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không. Họng chúng nó như huyệt mả mở ra; Dùng lưỡi mình để phỉnh gạt; Dưới môi chúng nó có nọc rắn hổ mang. Miệng chúng nó đầy những lời nguyền rủa và cay đắng. Chúng nó có chân nhẹ nhàng đặng làm cho đổ máu. Trên đường lối chúng nó rặc những sự tàn hại và khổ nạn, Chúng nó chẳng hề biết con đường bình an. Chẳng có sự kính sợ Ðức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó." Mỗi người chúng ta đều đáng bị ném vào địa ngục. Mỗi giây chúng ta sống chỉ bởi ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngay cả những đau khổ khủng khiếp nhất mà chúng ta gặp phải trên đất này vẫn là ơn thương xót so với những gì chúng ta đáng ở trong hồ lửa nơi hoả ngục đời đời.

Câu hỏi cần hỏi là "Tại sao Thiên Chúa cho phép những điều tốt xảy đến với những người xấu?" Rô-ma 5:8 công bố, "Nhưng Ðức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Ðấng Christ vì chúng ta chịu chết." Mặc dù bản chất tội lỗi của con người, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi chịu sự hình phạt thay cho tội lỗi của chúng ta (Rô Ma 6:23). Nếu chúng ta tiếp nhận Chúa Giê Su làm Cứu Chúa của chúng ta (Giăng 3:16; Rô Ma 10:9), chúng ta sẽ được tha thứ và được hứa cho một nơi ở đời đời trên Thiên đàng (Rô Ma 8:1). Đáng lẽ chúng ta phải ở nơi hoả ngục nhưng chúng ta được ban cho sự sống đời đời trong thiên đàng nếu chúng ta đến với Chúa Giê Su bằng đức tin.

Đúng vậy, đôi khi những điều xấu xảy ra cho những người có vẻ không đáng bị như thế. Nhưng Đức Chúa Trời cho phép những điều ấy xảy ra vì những lý do của Ngài, dù ta có hiểu được không. Tuy nhiên trên tất cả, chúng ta phải nhớ rằng Thiên Chúa là tốt, công bình, yêu thương, và nhân từ. Thường thì có rất nhiều điều xảy đến cho chúng ta mà ta không hiểu. Tuy nhiên, thay vì nghi ngờ lòng tốt của Thiên Chúa, phản ứng của chúng ta nên làm là tin cậy nơi Ngài. "Tin cậy nơi Chúa bằng tất cả tấm lòng của bạn và đừng dựa vào sự hiểu biết của riêng bạn; tận dụng mọi cách để nhận biết Chúa Ngài sẽ hướng dẫn đường lối bạn ngay thẳng" (Châm ngôn 3:5-6).


Câu hỏi: Thiên Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời:
Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy Chúa là bản chất của tình yêu thương. "Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ"(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Thiên Chúa, và bởi Thiên Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), Ngài là như thế.

Tình yêu (Thiên Chúa) không ép ai hết. Những người đến với Ngài làm thế là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Thiên Chúa) thể hiện lòng tốt với tất cả. Tình yêu (Chúa Giê Su) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giêsu) không thèm muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giêsu) không khoe khoang với ai về Ngài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc với họ. Tình yêu (Thiên Chúa) không bắt buộc vâng lời. Thiên Chúa đã không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê Su sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. " Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn " (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê Su) là luôn luôn nghĩ cho người khác.

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu Thiên Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: "Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Rô Ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: "Nhưng Thiên Chúa tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê Su đã chết cho chúng ta". Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh đó là mong muốn lớn nhất của Thiên Chúa để chúng ta ở cùng với Ngài trên thiên đàng vĩnh cữu. Ngài đã tìm cách để trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta vì Ngài đã chọn một hành động theo ý muốn của Ngài. Tình yêu thương tha thứ. " Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác." (I Giăng 1:9).

Vì vậy, Thiên Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Thiên Chúa. Tình yêu là cốt lõi tính cachs của Ngài. Tình yêu của Thiên Chúa không đi ngược lại với với thánh thiện, công bình, phán xét, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Thiên Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Thiên Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Thiên Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Thiên Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê Su làm Cứu Chúa cách cá nhân của của họ có tình yêu như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).


Câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa trong Cựu Ước khác hơn trong Tân Ước quá?

Trả lời:
Người ta đặt câu hỏi này là bởi vì có sự hiểu lầm cơ bản về những gì mà Chúa khải thị qua Cựu ước và Tân ước. Cách khác diễn tả ý nghĩ này là khi người ta nói, “Chúa của Cựu ước là Chúa của giận dữ, còn Chúa của Tân ước là chúa của tình yêu”. Sự thực là kinh thánh với khải thị của Chúa thông qua các sự kiện lịch sử và qua mối quan hệ của Ngài với con người qua lịch sử lại có thể gây ra nhận thức sai về Chúa khi đem ra so sánh với Chúa của Tân Ước. Tuy nhiên, khi đọc cả Cựu ước và Tân ước, ta sẽ thấy rằng Chúa không có gì thay đối, và sự giận dữ cũng như tình yêu của Ngài được thể hiện qua cả hai cuốn Cựu ước và Tân ước.

Ví dụ, trong suốt Cựu Ước, Thiên Chúa được công bố là một "Thiên Chúa nhân từ và thương xót, chậm giận dữ, giàu tình yêu và thành tín" (Xuất Ê-díp-tô-ký 34:6; Dân số ký 14:18; Phục truyền luật lệ ký 4:31; Nê hê mi 9: 17; Thi Thiên 86:5, 15; 108:4; 145:8; Giô ên 2:13). Tuy vậy trong Tân Ước, lòng đầy nhân từ thương yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện còn sâu sắc hơn: "Thiên Chúa quá yêu thương nhân thế mà Ngài đã ban cho con duy nhất, hễ ai tin Ngài sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3:16). Trong suốt Cựu Ước, chúng ta cũng thấy Thiên Chúa đối xử với Israel theo cùng một cách yêu thương của người cha đối với con cái. Khi họ cố tình phạm tội chống lại Ngài và bắt đầu để thờ thần tượng, Thiên Chúa phải trừng phạt họ. Tuy vậy, từng lúc Ngài đã giải cứu cho họ một khi họ đã ăn năn sự thờ thần tượng của họ. Đây cũng là cách nhiều lần Thiên Chúa đối xử với Cơ Đốc nhân trong Tân Ước. Ví dụ, thư Hê-bơ-rơ 12:6 nói với chúng ta rằng "Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu thương, hễ ai mà Ngài nhận làm con Ngài, thì cho roi cho vọt.”

Trong suốt Cựu Ước chúng ta thấy sự phán xét và cơn giận của Chúa trước tội lỗi. Tương tự như vậy, trong Tân Ước chúng ta thấy rằng cơn giận dữ của Thiên Chúa vẫn còn " Vả, cơn giận của Ðức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật "(Rôma 1:18). Vì vậy rõ ràng Thiên Chúa không có khác nhau trong Cựu Ước hay trong Tân Ước. Bản thể tự nhiên của Thiên Chúa là không thể thay đổi (không biến đổi). Trong khi chúng ta có thể thấy một khía cạnh của bản thể Ngài bày tỏ qua những đoạn nhất định của Kinh Thánh hơn các khía cạnh khác, Thiên Chúa chính Ngài không hề thay đổi.

Khi chúng ta đọc và nghiên cứu Kinh Thánh, thì nó càng trở nên rõ ràng hơn rằng Thiên Chúa như nhau trong Cựu Ước và Tân Ước. Mặc dù Kinh Thánh là 66 cuốn sách riêng biệt được viết trên hai lục địa (hoặc có thể là ba), bằng ba ngôn ngữ khác nhau, trong một khoảng xấp xỉ 1.500 năm với hơn 40 trước giả, nó vẫn là một cuốn sách thống nhất từ đầu đến cuối mà không có mâu thuẫn. Trong đó chúng ta xem thấy lòng thương yêu, sự thương xót và sự công bình Thiên Chúa đối với loài người phạm tội như thế nào trong tất cả các loại hoàn cảnh. Thật vậy, Kinh Thánh là bức thư tình yêu Thiên Chúa gởi cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa dành cho tạo vật của Ngài, đặc biệt là cho nhân loại, hiển nhiên suốt trong Kinh Thánh. Trong suốt Kinh Thánh chúng ta thấy tình yêu và sự thương xót của Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào trong mối liên hệ đặc biệt với Ngài, không phải vì họ xứng đáng được như vậy, nhưng vì Ngài là một Thiên Chúa nhân từ và thương xót, chậm giận và giàu lòng nhân ái và chân thật. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy một Thiên Chúa thánh khiết và công bình là Đấng đoán xét tất cả những ai không vâng lời Ngài và chối bỏ thờ phượng Ngài quay sang thờ các thần của vật thọ tạo riêng mình (Rô Ma chương 1).

Bởi vì các tính chất công bình và thánh khiết của Thiên Chúa, tội lỗi tất cả-trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai phải bị phán xử. Nhưng Thiên Chúa trong tình yêu vô hạn của Ngài đã chuộc tội lỗi và chỉ cho con người cách có thể thoát khỏi cơn giận của Ngài. Chúng ta thấy lẽ thật kỳ diệu này trong câu Kinh Thánh I Giăng 4:10: " Nầy, sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Ðức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta." Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã cung cấp một hệ thống dâng tế lễ, nhờ đó sự đền tội có thể được thực hiện cho tội lỗi. Tuy nhiên, hệ thống dâng tế lễ này chỉ là hình thức tạm thời và đơn thuần là trông đợi sự hiện đến của Chúa Giê Su là Đấng sẽ chết trên thập tự để thực hiện một sự đền tội hoàn toàn thay thế cho tội lỗi. Cứu Chúa là Đấng đã được hứa trong Cựu Ước được bày tỏ hoàn toàn trong Tân Ước. Hình bóng duy nhất trong Cựu Ước cuối cùng biểu lộ tình yêu Thiên Chúa, việc gửi con Ngài là Chúa Giê Su, được bày tỏ bằng tất cả vinh quang của điều này trong Tân Ước. Cả Cựu Ước và Tân Ước được ban cho "Để làm cho chúng ta khôn ngoan tới được ơn cứu chuộc" (II Ti-mô-thê 3:15). Khi chúng ta nghiên cứu Tân Ước chặt chẽ, trong đó hiển nhiên rằng Thiên Chúa "Không thay đổi cũng như không có bóng dáng của sự dời đổi nào." (Gia cơ 1:17).


Câu hỏi: Thiên Chúa còn nói chuyện với chúng ta hôm nay?

Trả lời:
Kinh thánh chép lại rất nhiều lần Chúa nói với con người bằng âm thanh (Xuất Ê-díp-tô ký 3:14; Giô-suê 1:1; Quan xét 6:18; I Sa-mu-ên 3:11; II Sa-mu-ên 2:1; Gióp 40:1; Ê-sai 7:3; Giê-rê-mi 1:7; Công vụ 8:26; 9:15 - đây chỉ là một ít điển hình). Không có lý do nào tại sao Chúa lại không thể hoặc sẽ không nói với con người ngày nay. Với hàng trăm lần Kinh Thánh ghi lại Chúa nói, chúng ta phải nhớ rằng điều ấy xảy ra trong quá trình hơn 4.000 năm lịch sử nhân loại. Thiên Chúa nói cho con người nghe với âm thanh là một ngoại lệ, không phải là quy luật. Ngay cả trong trường hợp Kinh Thánh ghi lại trường hợp của Thiên Chúa nói, nó cũng không ghi rõ liệu đó là âm thanh, hay tiếng vọng bên trong con người, hay là cảm giác của tâm thần.

Thiên Chúa nói với con người ngày hôm nay qua nhiều cách. Trước hết, Thiên Chúa nói với chúng ta qua lời của Ngài ( II Ti-mô-thê 3:16-17). Ê-sai 55:11 nói với chúng ta "thì lời nói của ta cũng vậy, đã ra từ miệng ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến nó". Kinh Thánh ghi chép lời của Thiên Chúa tất cả những gì chúng ta cần biết để được cứu và sống cuộc sống Cơ Đốc nhân. II Phi-e-rơ 1:3 tuyên bố, "Quyền phép Ðức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Ðấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta”

Thứ hai, Thiên Chúa nói qua các cảm giác, sự việc, và suy nghĩ. Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta phân biệt điều phải tránh điều sai qua lương tâm của chúng ta (I Ti-mô-thê 1:5; I Phi-e-rơ 3:16). Thiên Chúa ở trong tiến trình làm tâm trí của chúng ta phù hợp để suy nghĩ đến ý muốn Ngài (Rô Ma 12:2). Thiên Chúa cho phép những sự kiện xảy ra trong đời sống của chúng ta để trực tiếp nói với chúng ta, thay đổi chúng ta, và giúp chúng ta phát triển đời sống tâm linh (Gia-cơ 1:2-5; Hê-bơ-rơ 12:5-11). I Phi-e-rơ 1:6-7 nhắc chúng ta, "Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Ðức Chúa Jêsus Christ hiện ra".

Cuối cùng, đôi khi Thiên Chúa có thể nói cho con người nghe bằng âm thanh thật. Tuy nhiên dầu thế thì nó nghe rất đáng nghi là điều nay lại xảy ra quá thường xuyên như lời một số người tự nhận là nghe được. Một lần nữa, ngay cả trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nói cho con người nghe bằng âm thanh thì đó cũng là ngoại lệ, không phải bình thường. Nếu bất cứ ai cho rằng Thiên Chúa đã nói với họ, hãy luôn luôn so sánh với những gì họ nói với những gì Kinh Thánh nói. Nếu Thiên Chúa đã nói hôm nay, lời nói của Ngài phải phù hợp hoàn toàn với những gì Ngài đã nói trong Kinh Thánh (II Ti-mô-thê 3:16-17). Thiên Chúa không mâu thuẫn với chính Ngài.


Câu hỏi: Ai tạo ra Thiên Chúa? Thiên Chúa từ đâu đến?

Trả lời:
Một lý luận thông thường của người vô thần, và người hoài nghi là rằng nếu tất cả mọi thứ cần có nơi khởi nguồn, thì Chúa cũng cần phải có khởi nguồn. Kết luận là nếu Chúa cũng có khởi nguồn, thì Chúa đã không còn là Chúa nữa (và nếu Chúa không phải là Chúa, thì tất nhiên là không có Chúa). Câu hỏi Chúa đến từ đâu chẳng qua là một dạng của câu hỏi “Ai tạo ra Chúa?”. Mọi người đều biết rằng một điều gì đó không thể đến từ hư vô. Vậy nên nếu Chúa là “điều gì” thì chắc hẳn phải có nguồn gốc, xuất xứ?

Câu hỏi này dễ gây nhầm lẫn ở chỗ nó đánh vào giả định sai lầm rằng Chúa đến từ đâu đó rồi sau đó lại tự hỏi nơi đó là đâu. Trước hết lưu ý rằng câu hỏi này không phải là câu hỏi đúng, nếu câu hỏi không đúng thì cũng không thể có câu trả lời đúng. Thử lấy minh họa một ai đó hỏi “màu xanh có mùi thế nào”. Màu xanh không thuộc nhóm có mùi, vì vậy câu hỏi này là sai. Tương tự như vậy, Chúa không thuộc nhóm các vật cần sáng tạo. Chúa không phải là từ đâu ra, ai tạo ra- Chúa đơn giản là hiện hữu.

Làm sao ta biết được? Ta biết điều này từ hư vô. Nếu trước đây đã từng có lúc chẳng có gì tồn tại, thì chẳng có gì có thể tự dưng tồn tại. Nhưng sự thực là có hiện hữu của ai đó/gì đó- ta gọi là Chúa. Chúa đã tạo ra vũ trụ và mọi thứ trong vũ trụ.