Các câu hỏi về Chúa Giê Su Christ




Câu hỏi: Chúa Giê Xu Christ là ai?

Trả lời:
Trong khi rất nhiều người đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chúa, thì rất it người băn khoăn liệu Giê Su Christ là người có thực trong lịch sử. Nhìn chung thì đa phần người ta cho rằng Giê Su đã thực sự sống ở Y-sơ-ra-ên khoảng 2000 năm trước. Tuy nhiên tranh cãi nổ ra khi người ta tìm hiểu về gốc gác, con người của Giê Su. Hầu hết những tôn giáo chính cho rằng Chúa Giê Xu là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính hay là một nhân vật có đời sống mộ đạo. Vấn đề là Kinh Thánh Cơ đốc giáo dạy rằng Chúa Giê Xu không phải chỉ là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính, hay một người đàn ông sống có đạo đức.

C.S.Lewis trong cuốn “Mere Christianity” của ông đã viết như sau “ Điều tôi đang cố gắng làm ở đây là tránh cho người ta kết luận những điều vớ vẩn mà thiên hạ vẫn hay dùng để nói về Ngài (tức Christ) theo kiểu như là: “Tôi tin Chúa Giê Xu Christ là người thầy đáng kính vĩ đại có lối sống đạo đức cao, nhưng tôi không chấp nhận việc Ngài tự nhận mình là Đức Chúa Trời”. Thực ra thì đây là điều tối kị. Nếu một người đàn ông đơn thuần là một con người bình thường mà lại đi nói tất cả những điều Giê Su nói thì người đó thực chất không phải là người thầy đáng kính. Như vậy rõ ràng là, hoặc là anh ta bị điên , hoặc là anh ta là ma quỷ của chốn địa ngục. Tức là ta phải lựa chọn cho mình. Hoặc người ấy là Đức Chúa Trời hoặc là người ấy là kẻ mất trí, điên rồ hoặc còn tệ hơn thế. Hoặc là ta cấm cửa người ấy, nhổ vào mặt anh ta, và giết chết anh ta giống như anh ta là một kẻ bị ma nhập, hoặc là ta quỳ sụp dưới chân người ấy và gọi Người là Chúa. Người không để cho ta có quyền lựa chọn để tin Người là người thầy đáng kính, rồi lại không tin Người là Chúa. Ngay từ đầu, Người đã không có ý định để ta nghĩ về Người như vậy.

Rút cuộc, Giê Su đã tự cho mình là ai? Kinh thánh nói Ngài là ai? Trước hết ta cùng nghiên cứu lời Giê Su nói trong Giăng 10:30 “ Ta với Cha là một”. Thoạt đầu nghe qua ta tưởng lời tuyên bố này khác với việc tự cho mình là Chúa. Tuy nhiên, khi xem xét phản ứng của người Do Thái về câu nói ấy, “Người Giu Đa trả lời rằng: Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi, nhưng vì lỗi lộng ngôn: Ngươi là người mà tự xưng là Đức Chúa Trời.” (Giăng 10:33). Người Do Thái hiểu câu nói của Chúa Giê Xu giống như việc tự xưng là Chúa, nhưng trong những câu Kinh Thánh tiếp theo Ngài không bao giờ đính chính về điều đó. Nghĩa là Giê Su nói Ngài thực sự là Đức Chúa Trời bởi câu “Ta với Cha là một” (Giăng 10:30) Giăng 8:58 là một thí dụ khác, Giê Xu đã trả lời người Do Thái rằng “Đức Chúa Giê Xu đáp rằng, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi có Áp-ra-ham đã có Ta.” Và thế là người Do Thái lại phản ứng bằng cách nhặt đá lên toan ném vào Chúa Giê Xu (Giăng 8:59) Chúa Giê Xu đã công khai về lai lịch của Ngài khi nói: “TA LÀ” áp dụng trực tiếp vào danh xưng của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước (Xuất Ê-Díp-Tô ký 3:14).Xét cho cùng, người Do Thái hẳn đã không ném đá Chúa Giê Xu nếu Ngài không nói điều gì mà họ coi như là sự nhạo báng, lộng ngôn, chẳng hạn như tiệc tự xưng danh là Đức Chúa Trời?

Giăng 1:1 nói “Ngôi lời là Đức Chúa Trời”. Giăng 1:14 nói “Ngôi lời đã trở nên xác thịt”. Điều này rõ ràng ám chỉ việc Chúa Giê Xu là phần thịt của Chúa. Một thí dụ khác, Thô –Ma, một môn đồ nói với Chúa: “Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28), Chúa Giê Xu không đính chính gì lời nói ấy của Thô-ma. Sứ đồ Phao- Lô đã mô tả về Ngài như sau: “…Đức Chúa Trời cao cả của chúng tôi và Cứu Chúa Giê Xu Christ (Tít 2:13). Sứ đồ Phi-e-rơ cũng nói như thế: “Đức Chúa Trời của chúng tôi và Cứu Chúa Giê Xu Christ.” (II Phi-e-rơ 1:1.) Đức Chúa Trời đã làm chứng đầy đủ về lai lịch của Chúa Giê Xu như sau: Về Con, Ngài nói “ Ô! Đức Chúa Trời, vương quốc Ngài còn mãi và sự công bình của Ngài ngự trị trong vương quốc”. Những lời tiên tri trong Cựu Ước về thần tánh Ngài như sau: “Vì chúng ta, một đứa trẻ đã được sinh ra, vì chúng ta Chúa đã ban đi cậu con trai độc nhất, quyền cai trị đặt nặng lên vai Người, Người sẽ được xưng là Đấng mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, Cha đời đời, Chúa bình an.”

Vì thế, C.S.Lewis đã kết luận, chúng ta không có quyền chọn chỉ tin Giê-su là một người thầy đáng kính. Việc Giê-su tự xưng là Chúa Trời là rất rõ rang và không thể chối cãi. Nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì Ngài là kẻ nói dối, do đó không thể là một nhà tiên tri, một người thầy đáng kính hay một người có đạo đức. Khi tìm hiểu sâu xa hơn những lời của Chúa Giê Xu, nhiều học giả hiện đại cho rằng “ Giê Xu là nhân vật lịch sử có thật” nhưng Người đã không nói nhiều điều như Kinh Thánh chép lại về Ngài. Tuy nhiên xét cho cùng thì ta phải tự vấn lại, ta là ai mà lại đi tranh luận với lời của Đức Chúa Trời về những gì Chúa Giê Xu đã nói hoặc không hề nói. Tôi tự hỏi làm thế nào mà một “học giả” cách thời đại của Giê-Su hai ngàn năm lại có thể nhìn nhấu về Ngài hơn là những người đã sống với Ngài, hầu việc Ngài, và được dạy dỗ bởi chính Ngài (Giăng 14:26)?

Cuối cùng thì tại sao con người thật của Chúa Giê Xu lại là vấn để rất quan trọng? Tại sao việc Giê-Su có phải là Chúa hay không lại có nhiều ý nghĩa như vậy? Lý do quan trọng nhất trong việc ta tin Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời lại có tầm ảnh hưởng lớn là vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì cái chết của Ngài không đủ khả năng để rửa tội cho nhân loại (I Giăng 2:2). Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể đền tội thay cho món nợ tội lỗi không thể đếm được (Rô-ma 5:8; II Cô-rinh-tô 5:21). Chúa Giê Xu phải là Đức Chúa Trời thì mới có thể trả thay món nợ cho chúng ta. Chúa Giê Xu phải là trở thành người trần tục thì mới có thể chết đi được. Sự cứu rỗi chỉ có được nhờ đức tin vào Chúa Giê Xu Christ. Thần tánh của Chúa Giê Xu để giải thích tại sao Ngài là con đường cứu rỗi duy nhất. Thần tánh của Chúa Giê Xu để giải thích lời tuyên bố của Ngài: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống, chẳng bởi Ta không một ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6).


Câu hỏi: Giê Xu có phải là Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Kinh thánh không có đoạn nào chép Giê-Su nói chính xác ba từ “Ta là Chúa”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Chúa Giê Xu không khẳng định Ngài là Đức Chúa Trời. Hãy xem một thí dụ về lời Chúa Giê Xu trong Giăng 10:30 “Ta với Cha là một”. Ta chỉ cần xem phản ứng của người Do Thái trước lời tuyên bố của Giê-Su thì sẽ biết ngay việc Giê-Su tự xưng mình là Chúa. Người Do Thái ném đá Giê-Su chính là vì điều đó, “… Người là người trần tục, mà lại đi xưng mình là Chúa” (Giăng 10:33). Người Do Thái hiếu chính xác những lời Giê-Su nói- chính là tự nhận mình là Chúa, Giê-Su cũng không đính chính hay phủ nhận việc mình là Chúa. Khi Giê-Su xưng “ ta với Cha là một” (Giăng 10:30), thì ý Giê-Su muốn nói là Ngài và Đức Chúa Trời là cùng một thần tánh. Giăng 8:58 là một thí dụ khác. Giê-Su tuyên bố, “ Ta nói thật, trước khi có Abraham thì đã có ta rồi”. Phản ứng của người Do Thái khi nghe điều này là lập tức ném đá Giê-Su vì tội lộng ngôn, điều này là làm theo luật của Mô-sê đã chép (Lê-vi Ký 24:15)

Giăng chép lại những thần tánh của Giê-Su trong vài đoạn, như “Ngôi lời là Đức Chúa Trời” (Giăng 1:1) và “Ngôi lời đã trở nên xác thịt” (Giăng 1:14). Điều này chỉ rõ Chúa Giê Xu chính là phần thịt của Đức chúa trời. Công vụ 20:28 chép, “…chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà Ngài mua bằng huyết.” Ai đã mua Hội Thánh bằng chính huyết mình? Chính là Chúa Giê Xu Christ. Công vụ 20:28 tuyên bố Đức Chúa Trời mua Hội Thánh bằng chính huyết mình. Do đó, Chúa Giê Xu là Đức Chúa Trời.

Thô Ma, một môn đồ nói với Giê-Su, “Lạy Chúa và Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28). Giê-Su khi nghe nhữn g lời này thì không sửa lạị. Tít 2:13 nhắn nhủ ta kiên nhẫn chờ đợi vị Chúa cứu thế, chính là Giê-Su Christ. (xem thêm II Phi-e-rơ 1:1). Theo Hê-bơ-rơ 1:8, Đức Chúa Cha tuyên bố về Giê-Su, “Nhưng nói về Con, Ngài nói ngôi Chúa sẽ còn mãi đời đời. Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng.” Như vậy, Đức Cha đã gọi Giê- Su là Chúa, tức là Giê-Su thực sự là Chúa.

Trong sách Khải Thị, một thiên sứ đã nhắn sứ đồ Giăng chỉ thờ một chúa (Khải thị 19:10). Một vài chỗ trong Kinh Thánh, Giê-Su đã được tôn thờ (Ma-thi-ơ 2:11; 14:33; 28:9,17; Lu-ca 24:52; Giăng 9:38). Ngài không bao giờ quở trách nếu người ta thờ phượng Ngài. Nếu Giê Xu không phải là Đức Chúa Trời, Ngài đã bảo với mọi người đừng thờ phượng Ngài, như thiên sứ trong sách Khải thị đã làm. Có nhiều câu và những đoạn Kinh Thánh khác cũng giải nghĩa về thần tánh của Chúa Giê Xu.

Lý do quan trọng nhất về câu hỏi Chúa Giê Xu có phải là Đức Chúa Trời là vì nếu Ngài không phải là Đức Chúa Trời thì cái chết của Ngài không thể rửa tội cho toàn nhân loại (I Giăng 2:2). Giê-Su nếu chỉ là người trần tục bình thường thì không thể có đủ khả năng để chuộc tội trước Đức Chúa Trời. Chỉ có Chúa mới có thể làm được điều đó. Chỉ có Đức Chúa Trời mới cất đi tội lỗi của thế gian. (II Cô-rinh-tô 5:21). Chết đi, sống lại là minh chứng cho sự chiến thắng của ngài trước tội lỗi và địa ngục.


Câu hỏi: Có phải Kinh Thánh nói về thần tánh của Đấng Christ không?

Trả lời:
Ngoài việc tự công bố về danh tính của mình thì các môn đồ của Đấng Christ cũng thừ nhận các thần tính của Ngài. Các môn đồ cho biết Chúa Giê-su có khả năng tha tội- một việc mà chỉ có chúa mới làm được- cũng giống như việc Chúa giận dữ trước tội lỗi (Công vụ các sứ đồ 5:31; Cô-lô-se 3:13; xem thêm Thi Thiên 130:4; Giê-rê-mi 31:34). Chúa Giê-su còn được cho là Đấng phán xét “cả cõi sống và cõi chết”(II Ti-mô-thê 4:1). Thô Ma khóc về Chúa Giê Xu: “ Lạy Chúa là Đức Chúa Trời tôi” (Giăng 20:28). Phao Lô gọi Chúa Giê Xu: “Ngài là Đức Chúa Trời và Cứu Chúa cao cả” (Tít 2:13) và chỉ ra rằng trước khi Chúa Giê Xu trở thành nhục thể Ngài đã hiện diện trong hình ảnh Đức Chúa Trời (Phi-líp 2:5-8). Tác giả của thơ Hê-bơ-rơ đã nói về Chúa Giê Xu: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia,” (Hê-bơ-rơ 1:8) Giăng tuyên bố: “Ban đầu có ngôi lời, ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và ngôi lời (Chúa Giê Xu) là Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1) Những thí dụ trong Kinh Thánh dạy về thần tánh của Đấng Christ có thể còn rất nhiều. (Xem trong Khải Huyền 1:17; 2:8; 22:13; I Cô-rinh-tô 10:4; I Phi-e-rơ 2:6–8; Xem thêm Thi Thiên 18:2; 95:1; I Phi-e-rơ 5:4; Hê-bơ-rơ 13:20), tuy nhiên chỉ cần một trong số đó cũng đủ để cho thấy Christ chính là chúa.

Chúa Giê Xu cũng được gọi là Đức Giê Hô Va (Danh xưng cao quý của Đức Chúa Trời) trong Cựu Ước. Danh xưng “Đấng Cứu Thế” trong Cựu Ước (Thi Thiên 130:7, Ô-sê 13:14) được dùng cho Chúa Giê Xu trong Tân Ước (Tít 2:13; Khải Huyền 5:9) Chúa Giê Xu được gọi là Em-ma-nu-ên (Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta trong Ma-thi-ơ 1) Trong Xa-cha-ri 12:10 Đức Giê Hô Va nói rằng: “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm.” Nhưng trong Tân Ước áp dụng câu này trong việc đóng đinh Chúa Giê Xu trên cây thập tự (Giăng 19:37; Khải Huyền 1:7). Nếu chính Đức Giê Hô Va đã nói: Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm và Chúa Giê Xu cũng như vậy thì Chúa Giê Xu là Đức Giê Hô Va. Phao Lô trích từ Ê-Sai 45:22–23 áp dụng vào Chúa Giê Xu trong Phi Líp 2:10-11. Hơn nữa danh Giê Xu được đặt bên cạnh lời cầu nguyện trong danh Đức Giê Hô Va: “ Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Giê Xu Christ, là Chúa chúng ta.” (Ga-la-ti 1:3; Ê-phê-sô 1:2) Nếu Đấng Christ không phải là Đức Chúa Trời điều này là một sự phạm thượng. Trong mạng lệnh làm báp têm của Chúa Giê Xu, danh xưng Chúa Giê Xu đi cùng với danh xưng Đức Giê Hô Va: “Nhân danh (số ít) Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh.” (Ma-thi-ơ 28:19; cũng xem II Cô-rinh-tô 13:14) Trong sách Khải Huyền Giăng nói tất cả tạo vật ngợi khen Đấng Christ (chiên con) – Như vậy Đấng Christ không phải là một phần trong tạo vật (5:13).

Những điều mà chỉ Chúa mới có thể làm được được cho là do Giê-Su. Chúa Giê Xu không chỉ sống lại từ trong kẻ chết (Giăng 5:21; 11:38–44) và tha thứ tội (Công vụ 5:31; 13:38) Ngài đã tạo nên và duy trì vũ trụ (Giăng 1:2; Cô-lô-se 1:16-17). Điểm này làm cho thuyết phục nhiều hơn khi người ta xem xét Đức Giê Hô Va nói rằng Ngài là Đấng duy nhất trong thời gian sáng tạo (Ê-sai 44:24). Hơn nữa Chúa Giê Xu có những thuộc tính chỉ Đức Chúa Trời mới có: Đời đời (Giăng 8:58) Toàn tại (Ma-thi-ơ 18:20, 28:20) Toàn tri (Ma-thi-ơ 16:21) Toàn năng (Giăng 11:38-44).

Tự nhận là Chúa và lừa gạt người khác tin vào điều đó là một chuyện, nhưng chứng minh được điều đó lại là chuyên khác. Christ đã làm rất nhiều điều làm minh chứng rằng Ngài chính là Chúa. Một vài điều Ngài làm: “Hóa nước thành rượu” (Giăng 2:7) “Đi bộ trên mặt nước” (Ma-thi-ơ 14:25) “Hóa bánh cho nhiều người ăn” (Giăng 6:11) “Làm sáng mắt người mù” (Giăng 9:7) “Người què đi được” (Mác 2:3) “Chữa lành nhiều người bệnh” (Ma-thi-ơ 9:35; Mác 1:40–42) và ngay cả kêu kẻ chết sống lại (Giăng 11:43–44; Lu-ca 7:11–15; Mác 5:35). Christ còn phục sinh sau cái chết của mình. Không giống với cái gọi là truyên thuyết chết đi sống lại của các tôn giáo, tục truyền khác, chẳng có tôn giáo nào tuyên bố chính thức hay nghiêm túc về phục sinh. Có ít nhất là 12 dữ liệu lịch sử về Giê-Su mà ngay cả các nhà phê bình hoc giả ngoại đạo cũng phải thừa nhận:

1. Đức Chúa Giê Xu đã chết do bị hành hình.
2. Chúa Giê Xu được chôn.
3. Cái chết của Ngài đã làm cho các môn đồ sự tuyệt vọng và mất hi vọng.
4. Ngôi mộ của Chúa đã được lấp kín nhưng ít ngày sau đã trống rổng.
5. Những môn đồ đã quả quyết họ gặp Chúa hiện ra sau khi Ngài phục sinh.
6. Sau sự kiện này các môn đồ biến từ những người ngờ vực thành những tín đồ có đức tin vững chắc.
7. Sứ điệp này trở thành trọng tâm của các bài giảng trong Hội Thánh.
8. Sứ điệp này đã được truyền giảng tại Giê-ru-sa-lem.
9. Kết quả hiển nhiên của việc truyền giảng là Hội Thánh đã được khai sinh và lớn lên.
10. Ngày Phục sinh, ngày Chủ nhật, được Hội Thánh dùng làm ngày thờ phượng đầu tiên thay thế cho ngày Sa Bát (Ngày thứ Bảy).
11. Gia Cơ, một người hoài nghi, đã thành tín đồ vì ông đã thấy Chúa phục sinh.
12. Phao Lô, kẻ thù của Cơ Đốc giáo, cũng thành tín đồ từ việc mà ông tin rằng là Chúa phục sinh hiện ra.

Thậm chí nếu một ai đó bác bỏ cái danh sách trên thì chỉ cần một vài điều từ đó là đã đủ để chứng minh sự phục sinh của Chúa và thiết lập một sứ điệp tin lành, cụ thể: Cái chết của Chúa Giê-su, việc chôn cất, sự phục sinh và sau đó là tái xuất (I Cô-rinh-tô 15:1-5) Trong khi có thể có nhiều lý thuyết giải thích về một hoặc hai sự kiện ở trên thì sự phục sinh giải thích tất cả. Những nhà phê bình đã thừa nhận các môn đồ đã loan báo họ nhìn thấy sự phục sinh của Chúa. Hoặc là họ nói dối hoặc là do ảo giác, nhưng những điều đó không thể làm thay đổi con người như những gì mà Chúa phục sinh làm. Trước hết, làm vậy họ được lợi ích gì? Cơ Đốc giáo lúc ấy chưa phổ biến, chắc chắn không làm cho họ kiếm được nhiều tiền. Điều thứ hai, những người nói dối không bao giờ trở thành người tuận đạo thật. Không có cách giải thích nào tốt hơn cho sự phục sinh vì cớ lòng tự nguyện của các môn đồ để chết thảm để bảo vệ đức tin. Vâng, dầu có nhiều người chết cho sự dối trá mà họ nghĩ là thật. Nhưng không một người nào chết cho một việc mà họ biết là không có thật.

Kết luận: Đấng Christ đã công bố Ngài là Đức Giê Hô Va, Ngài là Đức Chúa Trời (Không phải là “Thần” – mà là Đức Chúa Trời thật). Những môn đồ của Ngài (Những người Do Thái- những người sẽ phát hoảng nếu thờ cúng một người không phải là Chúa) đã tin Ngài, và coi Ngài là Chúa. Đấng Christ đã chứng minh lời tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời bằng những điều kỳ diệu, bao gồm sự phục sinh làm thay đổi thế giới. Không có một giả thiết nào khác có thể giải thích những sự kiện này.


Câu hỏi: Có thật Chúa Giê Su đã tồn tại không? Có bằng chứng lịch sử nào về Chúa Giê Su?

Trả lời:
Thông thường thì người hỏi câu hỏi này muốn nhận được cậu trả lời với lý lẽ nằm ngoài kinh thánh. Tuy nhiên chúng tôi không thể chấp nhận ý kiến cho rằng Kinh Thánh không thể được coi là một nguồn cung cấp bằng chứng đầy đủ cho sự tồn tại lịch sử của Chúa Giê Su. Tân Ước chứa hàng trăm tài liệu tham khảo về Chúa Giê Su. Có vài tài liệu trong số này đề ngày viết vào khoảng thế kỷ thứ hai, hơn 100 năm sau cái chết của Chúa Giê Su. Ngay cả nếu đúng là như vậy (tức là chúng tôi không tin là sách được viết muộn như thế), thì so với các bằng chứng cổ thì các tác phẩm dưới 200 năm sau khi sự kiện được coi là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, phần lớn các học giả (Cơ Đốc giáo và ngoại đạo) chấp thuận rằng thư tín của Phao Lô (Ít nhất là một số trong số đó) trong thực tế được viết bởi Phao Lô vào giữa thế kỷ đầu tiên, chưa đầy 40 năm sau khi Chúa Giê Su chết. So với các bản thảo viết tay cổ thì đó thực sự là bằng chứng thuyết phục cho sự tồn tại của một người tên là Giê Su tại Israel sống ở thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Lưu ý là vào năm 70 sau công nguyên, đế quốc La Mã đã xâm lăng, huỷ phá thành Jerusalem và tàn sát hầu hết những cư dân của đất nước Israel. Toàn bộ thành phố đã bị đốt cháy rụi trong biển lửa. Vì thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Giê- Su đã bị tiêu hủy. Nhiều chứng nhân thấy Chúa Giê Su có thể đã bị giết hại. Những nhân tố này có lẽ đã hạn chế rât nhiều những nguồn nhân chứng và tài liệu về Giê-Su.

Khi xem xét mục vụ của Chúa Giê Su phần lớn tiếp giáp ở những khu vực tương đối không quan trọng tại một góc nhỏ của Đế quốc La Mã, một số lượng thông tin đáng ngạc nhiên về Chúa Giê Su được tìm thấy. Một số bằng chứng lịch sử quan trọng hơn về Chúa Giê Su bao gồm:

Tacitus sử gia của La Mã thế kỷ thứ nhất, người được coi là một trong những nhà sử học đáng kính nhất về thế giới cổ đại, đề cập đến những người mộ đạo "Christians -Cơ Đốc nhân" (Từ Christian xuất phát từ từ Christus-từ La-tinh của Đấng Christ). Những người này đã chịu nhiều khổ sở, đày ải dưới tay Bôn-xơ Phi-lát trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Tiberius. Suetonius, tổng thư ký cho Hoàng đế Hadrian, chép lại có một người đàn ông tên là Chrestus (hoặc Christ), người sống trong thế kỷ thứ nhất (Annals 15,44).

Flavius Josephus là sử gia Do Thái nổi tiếng nhất. Trong cuốn “Antiquities” của mình, ông nhắc đến Gia-cơ với những lời thế này: "Anh em của Chúa Giê Su, người được gọi là Christ". Có một câu gây tranh cãi (18:3) nói rằng "Bây giờ vào khoảng thời gian này. Chúa Giê Su, một người đàn ông khôn ngoan(nếu được phép gọi như vậy) bởi Ngài là người hoạt động tài ba đáng ngạc nhiên ... Ngài là Đấng Christ. Ngài đã sống lại và găp các môn đồ sau ba ngày, giống như là lời các tiên tri đã tiên đoán trước và còn vô vàn những điều kỳ diệu khác về Ngài. Một phiên bản khác chép lại, “Đương thời có một người đàn ông khôn ngoan tên là Giê Su. Ông làm nhiều việc thiện và được biết đến là người rất có đạo đức. Và rất nhiều người Do Thái và các quốc gia khác đã trở thành môn đệ của ông ta. Phi Lát lên án ông và đóng đinh ông vào cây thập tự cho chết. Nhưng những môn đồ của ông đã không từ bỏ trọng trách môn đồ. Họ nói rằng Giê-su đã trở lại sau ba ngày, và rằng ông vẫn sống, theo như vậy có lẽ ông là Đấng Mê-si, người đã được tiên đoán là sẽ làm nhiều kỳ diệu."

Julius Africanus trích dẫn từ sử gia Thallus trong một cuộc thảo luận về bóng tối theo sau sự đóng đinh của Chist (Tác phẩm Extant, 18).

Pliny trẻ, chép lại trong lá thư 10:96 những tập tục thờ phượng của những môn đồ Cơ Đốc giáo đầu tiên bao gồm việc tôn thờ Chúa Giê Su là Đức Chúa Trời và những môn đồ ấy rất đạo đức, và Pliny cũng ghi lại một tham chiếu về bữa tiệc cuối cùng (The Lord’s Supper).

Kinh Talmud của dân Babylon (Sanhedrin 43a) cung cấp bằng chứng về việc bị đóng đinh trên thập tự của Chúa Giêsu vào đêm lễ Vượt Qua (The Passover) và về cáo trạng chống lạii Chúa Giê Su về việc Giê-su dùng pháp thuật và khuyến khích người Do Thái bỏ đạo.

Lucian của Samosata là một nhà văn Hy Lạp ở thế kỷ thứ hai đã thừa nhận rằng Giê-Su đã được thờ phụng bởi các cơ đốc nhân, và Ngài đã đưa ra nhưng lời dạy mới, và đã bị đóng đinh chịu tội cho các cơ đốc nhân ấy. Lucian cũng nói thêm rằng, lời dạy của Giê-su bao gồm tình huynh đệ giữa các môn đồ, ý nghĩa của việc thay đổi, và tầm quan trọng của sự từ bỏ thờ các thần khác. Cơ Đốc nhân sống theo luật lệ của Chúa Giêsu, tin rằng mình sẽ được sống đời đời, và có những suy ngẫm khác về cái chết, tận tâm tình nguyện dâng hiến đời sống và từ bỏ vật chất.

Mara Bar-Serapion xác nhận rằng Chúa Giê Su được coi là một người đàn ông khôn ngoan và đạo đức, được nhiều người xem là vua của Israel, đã bị người Do Thái sát hại, và sống mãi trong những lời giảng dạy của những môn đệ Ngài.

Sau đó chúng ta có tất cả các tác phẩm của Trí huệ giáo (Phúc âm của lẽ thật, Những thứ kinh của Giăng, Phúc âm của Thô Ma, Tiểu luận sự Phục sinh,.v.v…) mà tất cả đều đề cập đến Chúa Giê Su.

Tthực tế là chúng ta gần như có thể tái tạo lại cả tin lành từ những nguồn ngoài Cơ đốc giáo. Cụ thể là: Chúa Giê Su đã được gọi là Christ (Josephus), đã dùng pháp thuật, dạy dân Israel vào những điều giáo huấn mới, và đã bị treo lên thập tự trong ngày lễ Vượt Qua (Babylon Talmud) tại xứ Giu- Đê (Tacitus). Ngài tự xưng là Thiên Chúa và sẽ trở lại (Eliezar), đây chính là điều mà những môn đồ Ngài tin, và thờ phượng Ngài là Chúa (Pliny the Younger).

Có quá nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Giê Su Christ, cả trong lịch sử thế tục và Kinh thánh. Có lẽ bằng chứng rõ ràng nhất về Chúa Giê Su là hàng ngàn Cơ Đốc nhân trong thế kỷ thứ nhất, bao gồm mười hai môn đồ, đã sẵn sàng dâng cuộc sống của họ cho Chúa Giê Su Christ. Con người sẽ chết cho những gì họ tin là sự thật, nhưng không ai chết cho những gì họ biết đó là sự lừa dối.


Câu hỏi: Sự phục sinh của Chúa Giê Su Christ có thật?

Trả lời:
Kinh Thánh chép lại các bằng chứng cho sự phục sinh của Giê-su từ cõi chết. Sự phục sinh của Đấng Christ được ghi lại trong Ma-thi-ơ 28:1-20; Mác 16:1-20; Lu-ca 24:1-53; và Giăng 20:1-21:25. Đấng Christ phục sinh cũng xuất hiện trong Sách Công vụ (Công vụ 1:1-11). Từ những đoạn này bạn có thể thu thập được một số "bằng chứng" về sự phục sinh của Đấng Christ. Đầu tiên là sự thay đổi lớn của các môn đồ. Họ từ một nhóm những người đàn ông sợ hãi và lẩn trốn trở nên mạnh mẽ, can đãm làm chứng nhân chia sẻ” tin lành” khắp thế giới. Còn điều gì khác có thể giải thích điều đó ngoài việc Đấng Christ đã phục sinh và gặp lại họ?

Bằng chứng thứ hai là sứ đồ Phao-lô. Điều gì biến ông từ một người bắt bớ Hội Thánh trở thành một sứ đồ cho Hội Thánh? Đó là lúc Đấng Christ phục sinh hiện ra với ông trên đường đến Đa Mách (Công vụ 9:1-6). Một bằng chứng thuyết phục thứ ba là ngôi mộ trống. Nếu Đấng Christ không phục sinh thì thân thể của Ngài ở đâu? Các môn đồ và những người khác đã nhìn thấy ngôi mộ nơi Ngài được chôn cất. Khi họ quay lại, thân thể của Ngài đã biến mất. Những thiên sứ đã loan báo rằng Ngài đã được sống lại từ cõi chết như Ngài đã hứa (Ma-thi-ơ 28:5-7). Thứ tư, bằng chứng bổ sung về sự phục sinh của Ngài là nhiều người gặp Chúa hiện ra (Ma-thi-ơ 28:5, 9, 16-17; Mác 16:9; Lu-ca 24:13-35; Giăng 20:19, 24, 26-29, 21:1-14; Công vụ 1:6-8; I Cô-rinh-tô 15:5-7).

Một bằng chứng khác về sự phục sinh của Chúa Giê Su là các môn đồ đã nói rất nhiều về sự phục sinh của Chúa Giê Su. Một đoạn quan trọng về sự phục sinh của Chúa Giê Su là I Cô-rinh-tô 15. Trong chương này, sứ đồ Phao-lô giải thích tại sao việc hiểu và tin sự phục sinh của Đấng Christ lại rất quan trọng. Sự phục sinh quan trọng bởi những lý do sau đây: 1) Nếu Đấng Christ không phục sinh thì các môn đồ chẳng còn lại gì ( I Cô-rinh-tô 15:12-15). 2) Nếu Đấng Christ đã không sống lại từ cõi chết, thì cái chết của Ngài không đủ để rửa tội cho nhân loại (I Cô-rinh-tô 15:16-19). Chúa Giê Su phục sinh là minh chứng rằng cái chết của Ngài đã được chấp nhận bởi Thiên Chúa như là sự chuộc tội cho chúng ta. Nếu Ngài chỉ đơn giản là chết đi và không sống lại thì nó cho thấy cái chết ấy chẳng có nhiều ý nghĩa. Kết quả là các môn đồ sẽ không được rửa tội và sẽ nằm đó mãi sau khi chết đi (I Cô-rinh-tô 15:16-19). Nên cũng chẳng có đời sống vĩnh hằng (Giăng 3:16). "Nhưng bây giờ, Ðấng Christ đã từ cõi chết sống lại, Ngài là trái đầu mùa của những kẻ ngủ. (I Cô-rinh-tô 15:20).

Cuối cùng, Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng tất cả những ai tin vào Chúa Giê Su sẽ phục sinh để sống đời đời giống như Ngài (I Cô-rinh-tô 15:20-23). I Cô-rinh-tô 15 tiếp tục khẳng định Chúa Giê Su phục sinh là minh chứng sự chiến thắng của Ngài trên tội lỗi và cho ta sức mạnh để sống can đảm vượt qua cám dỗ, tránh xa tội lỗi (I Cô-rinh-tô 15:24-34). Nó là hiện thân cho vinh hiển của thân thể phục sinh mà chúng ta sẽ nhận được (I Cô-rinh-tô 15:35-49). Nó công bố rằng, nhờ sự phục sinh của Chúa Giê Su, tất cả những ai tin vào Ngài cuối cùng sẽ chiến thắng trước cái chết (I Cô-rinh-tô 15:50-58).

Sự phục sinh của Đấng Christ thật vinh quang! "Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy hiến dâng mình để làm công việc của Chúa giao, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu. "(I Cô-rinh-tô 15:58). Theo Kinh Thánh, sự phục sinh của Chúa Giê Su là điều có thực và được khẳng định nhiều lần. Kinh Thánh ghi chép về sự phục sinh của Đấng Christ, ghi nhận về những lời làm chứng của hơn 400 người chứng kiến và tiến hành xây dựng giáo lý căn bản Cơ Đốc giáo trên sự thật lịch sử về sự phục sinh của Chúa Giê Su.


Câu hỏi: Chúa Giêsu con Thiên Chúa có nghĩa gì?

Trả lời:
Giê-Su không phải là con của Chúa theo cách hiểu của cha con như con người trần tục. Chúa không cưới vợ rồi sinh ra một người con trai. Chúa cũng không quan hệ với Mary để sinh con trai. Chúa Giê Su là con Thiên Chúa theo nghĩa là Giê-su chính là Chúa dưới dạng con người (Giăng 1:1, 14). Chúa Giê Su là Thiên Chúa theo đó Ngài hình thành trong bào thai của Ma ri bởi Đức Thánh linh. Lu-ca 1:35 tuyên bố, "Thiên sứ truyền rằng: Ðức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Ðấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Ðức Chúa Trời."

Khi xét xử Chúa Giê Su các nhà lãnh đạo Do Thái, các thầy tế lễ ra lệnh cho Chúa Giê Su " Thầy cả thượng phẩm lại nói với Ngài rằng: Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng? " (Ma-thi-ơ 26:63). "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời; vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống.” (Ma-thi-ơ 26:64). Các nhà lãnh đạo Do Thái phản ứng bằng cách buộc tội Chúa Giê Su nói phạm thượng (Ma-thi-ơ 26:65-66). Sau đó, trước mặt Bôn-xơ Phi-Lát, "Dân Giu-đa lại nói rằng: Chúng tôi có luật, chiếu luật đó hắn phải chết; vì hắn tự xưng là Con Ðức Chúa Trời" (John 19:7). Tại sao lời công bố Ngài là con Thiên Chúa được coi là phạm thượng và đáng bị lảnh án tử hình? Các nhà lãnh đạo Do Thái hiểu chính xác những gì Chúa Giê Su muốn nói qua nghĩa của cụm từ "Con Thiên Chúa" Con Thiên Chúa là đồng nhất bản chất như Thiên Chúa. Con Thiên Chúa là "Thiên Chúa". Lời công bố đồng nhất bản chất như Thiên Chúa, trong thực tế chính là Thiên Chúa.- là báng bổ đối với những nhà lãnh đạo Do Thái, do đó họ đòi cho được Chúa phải chết, trong việc giữ đúng luật trong Lê vi ký 24:15. Hê-bơ-rơ 1:3 diễn giải rất rõ ràng, " Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Ðức Chúa Trời và hình bóng của bổn thể Ngài."

Một ví dụ khác có thể được tìm thấy trong Giăng 17:12 nơi Giu Đa được mô tả là con của sự hư mất Giăng 6:71 cho chúng ta biết Giu Đa là con trai của Si-môn Ích-ca-ri-ốt. Vậy Giăng 17:12 có phải mô tả Giu Đa theo nghĩa con trai của sự hư mất? Từ “Hư mất” có nghĩa là "trầm luân, diệt vong, đoạ đày" Giu Đa không phải là con trai của " trầm luân, diệt vong, đoạ đày " theo sát nghĩa nhưng những điều đó nhận dạng cuộc sống của Giu Đa. Giu Đa là một biểu hiện của sự hư mất. Theo cách đó, Chúa Giê Su con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa là Thiên Chúa. Chúa Giê Su là biểu hiện về Thiên Chúa. (Giăng 1:1,14).


Câu hỏi: Tại sao nữ đồng trinh sinh ra rất quan trọng?

Trả lời:
Nền tảng giáo lý về sự ra đời từ nữ đồng trinh là rất quan trọng (Ê-sai 7:14; Ma-thi-ơ 1:23; Lu-ca 1:27, 34). Trước tiên, chúng ta hãy xem cách Kinh Thánh mô tả sự việc. Đáp lại câu hỏi của Ma-ri "Làm sao có được sự đó?" (Lu-ca 1:34), thiên sứ Gáp-ri-ên nói "Chúa Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng rất cao sẽ che phủ ngươi" (Lu-ca 1:35). Thiên sứ giải thích với Giô Sép để không phải lo sợ kết hôn với Ma-ri bằng những lời này: "Con mà người chịu thai ấy là từ Chúa Thánh Linh" (Ma-thi-ơ 1:20). Ma-thi-ơ viết rằng trinh nữ "là người chịu thai bởi Đức Thánh Linh" (Ma-thi-ơ 1:18). Ga-la-ti 4:4 cũng dạy về nữ đồng trinh sinh ra: "Thiên Chúa đã sai con Ngài bởi một người nữ sinh ra."

Từ những đoạn Kinh Thánh này, rõ ràng rằng là sự giáng sinh của Chúa Giê Su là kết quả của công việc Chúa Thánh Linh làm trong cơ thể của Ma-ri. Vô hình (Thánh Linh) và hữu hình (tử cung của Ma-ri) cả hai kết hợp lại. Ma-ri tất nhiên, không thể tự mình thụ thai, và trong ý thức rằng cô ấy đơn giản là một “Cái bình bằng đất”. Chỉ Thiên Chúa có thể thực hiện các phép lạ của sự hiện thân.

Tuy nhiên, nếu phủ nhận mối quan hệ giữa Ma-ri và Giê-su tức là cho rằng Giê-su không thật sự là người. Kinh Thánh dạy rằng Chúa Giê Su hoàn toàn là một con người, với một cơ thể giống như chúng ta. Điều này Ngài đã nhận được từ Ma-ri. Đồng thời, Chúa Giê Su hoàn toàn là Thiên Chúa, với một sự sống đời đời, bản chất vô tội (Giăng 1:14; I Ti-mô-thê 3:16; Hê-bơ-rơ 2:14-17.)

Chúa Giê Su không được sinh ra trong tội lỗi; Ngài không có bản chất tội lỗi (Hê-bơ-rơ 7:26). Bản chất tội lỗi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua người cha (Rô ma 5:12, 17, 19). Người nữ đồng trinh sinh ra đã phá vỡ việc di truyền bản chất tội lỗi và cho phép Thiên Chúa trở thành một con người hoàn hảo, không tội lỗi.


Câu hỏi: Có phải Chúa Giê Su chịu đóng đinh vào ngày Thứ Sáu? Nếu vậy, làm thế nào Ngài đã trãi qua ba ngày trong phần mộ nếu Ngài phục sinh vào Chúa nhật?

Trả lời:
Kinh thánh không nói rõ Chúa Giê-xu bị hành hình ngày thứ mấy trong tuần. Có hai giả định được chấp nhận rộng rãi là thứ sáu và thứ tư. Tuy nhiên, một số kết hợp cả ngày thứ sáu và thứ tư, tức là cho rằng ngày chúa Giê-su bị hành hình là ngày thứ năm.

Chúa Giê Su nói trong Ma-thi-ơ 12:40, "Vì như Giô Na đã ở ba ngày ba đêm trong bụng của con cá rất lớn, cũng vậy Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm “. Những người tán thành ngày hành hình là ngày thứ sáu thì cho rằng dù là ngày thứ 6 thì lượng thời gian chúa Giê-xu ở trong mộ trước khi phục sinh vẫn là ba ngày. Bởi vì với những người do thái ở thế kỷ thứ nhất thì một phần của một ngày được tính là một ngày. Vì chúa Giê-su nằm trong mộ một phần ngày thứ 6, cả ngày thứ 7, và một phần chủ nhật, như vậy vẫn được tính là ba ngày. Một trong những lý luận chính cho ngày thứ Sáu được tìm thấy trong Mác 15:42, trong đó ghi chép rằng Chúa Giê Su đã chịu đóng đinh "Vào ngày trước ngày Sa Bát." Nếu đó là Sa Bát hàng tuần, tức là ngày thứ Bảy, như vậy sự kiện dẫn đến việc đóng đinh là ngày thứ Sáu. Một lý luận khác cho ngày thứ Sáu, nói những câu Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ 16:21 và Lu-ca 9:22 dạy rằng Chúa Giê Su sẽ sống lại vào ngày thứ ba, do đó Ngài sẽ không cần phải ở trong mộ đầy đủ ba ngày ba đêm. Nhưng trong khi một số sử dụng các bản dịch "vào ngày thứ ba" cho những câu này, không phải tất cả, và không phải mọi người đều đồng ý rằng "vào ngày thứ ba" là cách tốt nhất để dịch các câu ấy. Hơn nữa Mác 8:31 nói rằng Chúa Giê Su sẽ được sống lại "sau" ba ngày.

Lý luận ngày thứ Năm mở rộng trên quan điểm ngày thứ Sáu và chủ yếu là các lập luận rằng có quá nhiều sự kiện (số đếm được nhiều khoảng hai mươi sự kiện) xảy ra giữa sự chôn cất Chúa Giê Su xảy ra từ tối thứ Sáu đến buổi sáng Chủ nhật. Những người ủng hộ quan điểm ngày thứ Năm đưa ra đây là một vấn đề đặc biệt khi chỉ có trọn một ngày thứ Bảy giữa ngày thứ Sáu và và ngày Chúa nhật mà ngày đó lại là ngày Sa Bát của người Do Thái. Một ngày bổ sung hay là hai ngày loại bỏ đó là vấn đề. Những người ủng hộ ngày thứ Năm có thể viện lý do như sau: Giả sử bạn không gặp một người bạn kể từ chiều thứ Hai. Lần kế tiếp bạn gặp anh ấy và buổi sáng thứ Năm và bạn nói, "Tôi đã không gặp anh trong ba ngày rồi" mặc dù về chi tiết nó chỉ được 60 giờ (tức hai ngày rưỡi). Nếu Chúa Giê Su chịu đóng đinh vào ngày thứ Năm, ví dụ cho thấy cách này có thể được xem là ba ngày.

Các ý kiến nói ngày thứ Tư cho rằng có hai ngày Sa Bát trong tuần đó. (Mác 15:42; Lu-ca 23:52-54) Sau ngày Sa Bát thứ nhất (Xảy ra vào buổi tối đóng đinh), các phụ nữ mua các loại thuốc thơm-Chú ý rằng họ đã mua thuốc thơm sau ngày Sa Bát (Mác 16:1). Quan điểm giữ ngày Thứ tư cho "Sa Bát" này là lễ Vượt Qua (xem trong Lê-vi-ký 16:29-31, 23:24-32, 39, nơi những ngày thánh quan trọng không nhất thiết phải là ngày thứ Bảy trong tuần mới được gọi là ngày Sa Bát). Ngày Sa-bát thứ hai trong tuần đó là ngày Sa Bát thường lệ hàng tuần. Lưu ý rằng trong Lu-ca 23:56, những người phụ nữ đã mua các loại thuốc thơm sau ngày Sa Bát đầu tiên trở lại và chuẩn bị các loại thuốc thơm sau đó "nghỉ ngày Sa Bát" (Lu-ca 23:56). Đối với ý kiến này cho rằng họ không thể mua các loại thuốc thơm sau ngày Sa-bát, nhưng mà chuẩn bị thuốc thơm trước Sa Bát-trừ khi có hai Sa Bát. Với quan điểm hai ngày Sa Bát, nếu Chúa Giê Su đã chịu đóng đinh vào ngày Thứ năm, sau đó là ngày Sa Bát rất thánh (Lễ Vượt Qua) sẽ bắt đầu lúc mặt trời lặn thứ Năm và kết thúc lúc mặt trời lặn thứ Sáu, lúc bắt đầu thứ Bảy hàng tuần sẽ là ngày Sa-Bát. Việc mua thuốc thơm sau khi Sa Bát đầu tiên (Lễ Vượt Qua) rơi vào ngày thứ Bảy sẽ có nghĩa là họ đã vi phạm luật Sa Bát.

Vì vậy, theo quan điểm ngày thứ Tư, giải thích điều đó chỉ để tránh mâu thuẩn các khoản Kinh Thánh nói đến những người phụ nữ và các loại thuốc thơm cũng như giữ quan điểm hiểu biết theo từ ngữ của Ma-thi-ơ 12:40, Chúa Giê Su chịu đóng đinh vào ngày thứ Tư. Ngày Sa-bát đó là một ngày rất thánh (Lễ Vượt Qua) xảy ra vào ngày thứ Năm, các phụ nữ mua các loại thuốc thơm (sau đó) ngày thứ Sáu và quay trở lại chuẩn bị các loại thuốc thơm trong ngày hôm ấy, họ nghỉ ngày thứ Bảy đó là ngày Sa Bát hàng tuần, sau đó đem các loại thuốc thơm đến phần mộ vào sáng sớm Chúa nhật. Chúa Giê Su đã được chôn gần mặt trời lặn ngày thứ Tư, được bắt đầu từ thứ Năm trong lịch Do Thái. Cách sử dụng lịch Do Thái, bạn có đêm thứ Năm (một đêm), ngày thứ Năm (ngày một), đêm thứ Sáu (hai đêm), ngày thứ Sáu (ngày hai), đêm thứ Bảy (ba đêm), ngày thứ Bảy (ba ngày). Chúng ta không biết chính xác khi Ngài sống lại, nhưng chúng ta biết rằng điều đó đã xảy ra trước khi mặt trời mọc vào ngày Chúa nhật (Giăng 20:1, Ma-ri Ma-đơ-len đến mộ "trong lúc trời vẫn còn tối"), do đó Ngài có thể đã sống lại rất sớm ngay sau khi mặt trời lặn tối thứ bảy, bắt đầu ngày thứ nhất trong tuần đối với người Do Thái.

Một vấn đề có thể có đối với quan điểm ngày thứ Tư là hai môn đồ đi với Chúa Giê Su trên đường về làng Em-ma-út đã làm như vậy vào "cùng ngày" phục sinh của Ngài (Lu-ca 24:13). Các môn đồ, những người không nhận ra Chúa Giê Su, đã nói với Ngài về sự đóng đinh Chúa Giê Su (24:21) họ nói rằng "Hôm nay là ngày thứ ba kể từ khi những việc này xảy ra" (24:22). Thứ Tư đến Chúa nhật là bốn ngày. Một lời giải thích có thể chấp nhận là chúng có thể đã được tính kể từ tối thứ Tư mai táng Chúa Giê Su, mà bắt đầu Thứ Năm của người Do Thái, và từ thứ Năm đến Chúa nhật có thể được tính là ba ngày.

Trong sự sắp xếp vĩ đại về những điều này không có gì quan trọng phải tìm biết Chúa Giê Su chịu đóng đinh vào ngày thứ mấy. Nếu nó rất quan trọng lời Thiên Chúa đã có thể truyền đạt rõ ràng về ngày và thời gian. Điều quan trọng là Ngài đã chết và thân thể vật chất của Ngài đã sống lại từ cõi chết. Điều quan trọng không kém là lý do Ngài chết để nhận lấy hình phạt mà tất cả các tội nhân đáng phải chịu. Giăng 3:16 và 3:36 cả hai tuyên bố rằng hãy đặt niềm tin của bạn vào Ngài kết quả bạn ở trong sự sống đời đời! Điều này là thật hơn nữa dầu cho Ngài đã đóng đinh trên thập tự vào ngày thứ Tư, thứ Năm, hay thứ Sáu.


Câu hỏi: Chúa Giê Su có đến địa ngục giữa cái chết và sự phục sinh của Ngài không?

Trả lời:
Câu hỏi này gây rất nhiều tranh cãi. Việc nhiều người tin rằng Giê-su đi xuống địa ngục xuất phát từ Bài tín điều các sứ đồ đầu tiên, trong đó có câu "Ngài đi xuống địa ngục". Cũng có một vài bản Kinh Thánh, tùy thuộc vào người dịch, mô tả Chúa Giê Su đi xuống "địa ngục". Để nghiên cứu vấn đề này, điều quan trọng đầu tiên phải hiểu những gì Kinh Thánh dạy về địa hạt của người chết.

Trong Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, từ ngữ được sử dụng để mô tả địa hạt của người chết là sheol. Đơn giản chỉ “Nơi của người chết" hoặc "Chỗ của những linh hồn/ linh từ trần". Từ trong Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hi Lạp sử dụng cho địa ngục là "Hades"- có nghĩa "nơi của người chết". Những đoạn Kinh Thánh khác trong Tân Ước chỉ ra “Sheol hay Hades” là một chỗ tạm thời, nơi linh hồn được tạm giữ trong khi họ đang chờ đợi sự phục sinh và phán xét cuối cùng. Khải Huyền 20:11-15 đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa hai chỗ Địa ngục (Hồ lửa) là nơi thường trú và án phạt cuối cùng cho người bị hư mất. Hades là một nơi tạm thời. Vì thế, Chúa Giê Su đã không đi xuống địa ngục, vì địa ngục là một địa hạt trong tương lai chỉ đặt vào hiệu lực sau khi toà án lớn trắng phán xét (Khải Huyền 20:11-15).

“Sheol / Hades” là một địa hạt chia ra hai nơi (Ma-thi-ơ 11:23, 16:18; Lu-ca 10:15, 16:23; Công vụ 2:27-31), nơi tạm giữ người được cứu và người bị hư mất. Nơi ở của người được cứu gọi là "Thiên đàng" và "Lòng của Ap-ra-ham". Những nơi ở của người được cứu và người bị hư mất được ngăn cách bởi một vực sâu không đáy (Lu-ca 16:26). Khi Chúa Giê Su thăng thiên về Thiên đàng, Ngài đem những người cư ngụ của Paradise (các tín hữu) đến với Ngài (Ê-phê-sô 4:8-10). Phía bên người hư mất của Sheol / Hades, Giê- su để họ lại. Tất cả những người không tin ở đó chờ phán xét cuối cùng của họ trong tương lai. Chúa Giêsu có đi đến sheol / Hades không? Theo Ê-phê-sô 4:8-10 và I Phi-e-rơ 3:18-20 là có.

Nhầm lẫn phát sinh từ vài đoạn như Thi Thiên 16:10-11 ( theo bản dịch King James), "Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong địa ngục; cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát. Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống". "Địa ngục" không phải là cách dịch đúng của câu Kinh Thánh này. Cách dịch đúng là "mồ mả" hoặc “Nơi tạm giữ linh hồn". Chúa Giêsu đã nói với kẻ trộm bị đóng đinh bên cạnh Ngài, "Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi" (Lu-ca 23:43). Thân thể Chúa Giê Su nằm trong phần mộ, linh hồn của Ngài / linh đã đi đến Ba-ra-đi " Một bên của “Sheol / Hades”. Sau đó Ngài đã di chuyển tất cả những người công bình chết từ Ba-ra-đi dẫn họ theo Ngài đến Thiên đàng. Thật không may, trong nhiều bản dịch Kinh Thánh, dịch giả không nhất quán hoặc hiệu chỉnh trong cách họ dịch từ tiếng Do Thái và Hy Lạp cho "Sheol", "Hades", và “Địa ngục ".

Một số có quan điểm cho rằng Chúa Giê Su đã đi đến "địa ngục" hoặc chịu đựng nơi “Sheol / Hades” giống như việc nhận hình phạt thay cho ta. Ý tưởng này hoàn toàn không đúng với Kinh Thánh. Cái chết của Chúa Giê Su trên thập tự giá và những gì Ngài phải chịu trên đất này là đủ để cứu chuộc chúng ta. Đó là huyết đã đổ ra của Ngài có hiệu lực tẩy sạch tội lỗi của chính chúng ta (I Giăng 1:7-9). Khi Ngài bị treo trên thập tự giá, Ngài đã gánh tội lỗi của toàn nhân loại trên chính Ngài. Ngài trở nên tội lỗi vì chúng ta: "Ðức Chúa Trời đã làm cho Ðấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Ðấng đó mà được trở nên sự công bình của Ðức Chúa Trời" (II Cô-rinh-tô 5:21). Ý nghĩa của việc gánh thay tội này giúp chúng ta hiểu cuộc chiến đấu của Chúa Giê Su trong vườn Ghết-sê-ma-nê với chén tội lỗi đó sẽ đổ vào Ngài tại nơi thập tự giá.

Lúc Chúa Giê Su kêu lớn trên thập tự giá, "Cha ơi! Cha ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?" (Ma-thi-ơ 27:46) Có nghĩa là ngay sau đó Ngài đã bị tách khỏi Cha vì tội lỗi của nhân loại đổ vào Ngài. Khi Ngài dâng linh hồn vào tay Cha, Ngài nói: "Hỡi Cha, tôi giao linh hồn tôi trong tay Cha" (Lu-ca 23:46). Sự chịu đựng của Ngài trên đất này đã hoàn tất. Linh hồn / Linh Ngài đã đi đến Ba-ra-đi phía bên này của Hades. Chúa Giê Su đã không đi đến địa ngục. Sự đau khổ của Chúa Giê Su đã kết thúc vào thời điểm Chúa chết. Việc thanh toán cho tội lỗi đã được trả. Sau đó Ngài chờ đợi sự phục sinh của thân thể và sẽ trở nên vinh hiển trong sự thăng thiên. Chúa Giê Su có đi vào địa ngục? Không. Chúa Giê Su có đi đến nơi linh của người chết bị tạm giữ? Có.


Câu hỏi: Chúa Giê Xu ở đâu trong ba ngày Chúa chết trước khi sống lại?

Trả lời:
I Phi-e-rơ 3:18-19 cho biết: “Vả, Ðấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Ðấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Ðức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù”. Cụm từ “Về phần linh hồn” trong câu 18 được viết với cấu trúc giống hệt cụm “Về phần xác thịt”, vì thế tốt nhất là ta nên tìm hiểu mối liên hệ giữa “linh hồn” và “xác thịt”. Xác thịt và linh hồn ở đây ám chỉ thân thể và linh hồn của Đấng Christ. Cụm từ “ ấy bởi linh hồn ấy” ám chỉ tội lỗi Chúa mang và chịu chết đã đem đến sự phân rẽ linh hồn của Ngài khỏi Đức Chúa Cha (Ma-thi-ơ 27:46). Sự tương phản giữa xác thịt và linh hồn này giống như trong Ma-thi-ơ 27:41 và Rô Ma 1:3-4, chứ không phải giữa thân thể của Đấng Christ và Đức Thánh Linh. Khi sự chuộc tội của Đấng Christ đã hoàn tất, linh hồn của Ngài đã hồi phục lại giao hảo với những gì đã bị phá hủy.

I Phi-e-rơ 3:18-22 diễn tả mối liên hệ cần thiết giữa sự chịu chết của Đấng Christ (Câu 18) và sự vinh quang của Ngài (câu 22). Chỉ có Phi-e-rơ ghi lại những thông tin cụ thể giữa hai sự kiện này. Từ ngữ “giảng” trong câu 19 không phải là từ thông thường trong Tân Ước dùng để diễn tả sự rao giảng Phúc âm. Nhưng nghĩa đen của nó là sứ giả truyền thông điệp. Chúa Giê Xu đã chịu đau đớn và chết trên thập tự, thân thể của Ngài đã đặt vào cõi chết, và linh hồn của Ngài vì tội lỗi đã chết. Nhưng linh hồn Ngài được làm sống lại và Ngài đầu phục Đức Chúa Cha. Đối với Phi-e-rơ đôi khi giữa sự chết và sự sống lại của Đấng Christ Ngài đã thực hiện sự công bố đặc biệt cho “Những linh hồn bị tù.”

Bắt đầu với sự xem xét của Phi-e-rơ về con người như là “hồn” không phải là “linh” (3:20) Trong Tân ước từ ngữ “linh” để chỉ về những Thiên sứ hay ma quỷ không phải diễn tả về con người và câu 22 dường như diễn tả theo nghĩa này. Cũng vậy không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Chúa Giê Xu tới địa ngục. Công vụ 2:31 nói rằng Ngài đến nơi “giam giữ linh hồn”, nơi nầy không phải là địa ngục. Từ ngữ “Nơi giam giữ linh hồn” được xem như là địa hạt của sự chết, một nơi tạm để người chết chờ ngày sống lại. Khải Huyền 20:11-15 trong các bản dịch NSAB và NIV cho thấy sự phân biệt rõ ràng giữa hai chỗ. Địa ngục là nơi vĩnh cửu trong ngày cuối cùng để phán xét những người bị hư mất. Nơi giam giữ linh hồn chỉ là chỗ tạm thời.

Kinh thánh không nói rõ chĩnh xác Christ đã làm gì trong suôt ba ngày. Mặc dù vây, Ngài đã hồi sinh và điều này có ý nghĩ rao giảng cho những thiên thần lạc lối và những người không tin. Điều ta chắc chắn là Chúa không cho ta cơ hội thứ hai đế nhận cứu rỗi. Kinh thánh nói rằng chúng ta đối mặt với phán xét sau khi chết (Hơ-bơ-rơ 9:27) chứ không phải là cơ hội thứ hai. Không có câu trả lời chính xác về những gì Christ đã làm, có lẽ nó sẽ luôn là một bí ẩn cho đến khi ta lên thiên đàng.