Các câu hỏi về Kinh Thánh




Câu hỏi: Kinh Thánh có phải thật là lời Đức Chúa Trời?

Trả lời:
Câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi này sẽ không chỉ quyết đinh cái nhìn về kinh thánh và tầm quan trọng của nó với cuộc sống của chúng ta, mà còn có tầm ảnh hưởng vĩnh hằng. Nếu kinh thánh đúng là lời của Chúa, thì ta nên trân trọng nó, nghiên cứu nó, và hoàn toàn tin tưởng nó. Nếu kinh thánh là lời của Chúa, thì việc phản biện nó chính là chối bỏ chính Chúa. Việc Chúa đưa cho ta kinh thánh chính là minh chứng cho tình yêu của Ngài. Thuật ngữ “khải thị” đơn giản nghĩa là Chúa để cho ta biết Ngài là ai và làm thế nào để có mối liên thông với Ngài. Đó là những điều mà ta không thể biết được nếu Chúa không chủ động nói cho ta biết qua kinh thánh. Mặc dù khải thị của Chúa trong kinh thánh có từ cách đây khoảng 1500 năm rồi, nhưng nó chứa đựng đầy đủ những gì con người cần biết về Chúa để có thể có mối liên thông với Ngài. Nếu kinh thánh là lời của chúa, thì nó là nền tảng để ta có đức tin, đạo đức.

Câu hỏi đưa ra lúc này là làm thế nào ta biết được kinh thánh có phải là lời của Chúa không, chứ không phải chỉ là có phải là cuốn sách hay hay không. Kinh thánh có gi khác biệt với các cuốn sách tôn giáo khác? Có bằng chứng nào cho thấy kinh thánh là lời của chúa? Ta cần phải nghiên cứu kỹ những câu hỏi này nếu ta muốn khẳng đinh rằng kinh thánh là lời của Chúa, được viết hoàn toàn trong sáng, và hoàn toàn đầy đủ để làm nên tảng cho đức tin. Rõ ràng là kinh thánh nhiều đoạn khẳng định nó là lời của chúa. Ví dụ như II Ti-mô-thê 3:15-17 chép rõ ràng: “…Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê Xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét cả hai bằng chứng: nội tại và khách quan qua đó biết được Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Những bằng chứng nội tại là những điều ghi chép trong Kinh Thánh chính chúng làm chứng về nguồn gốc thần tính. Tính nhất quán trong Kinh Thánh là bằng chứng nội tại đầu tiên cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu có 66 sách riêng biệt được viết trên ba châu lục bằng ba ngôn ngữ khác nhau, thời gian viết ước chừng 1500 năm bởi hơn 40 trước giả (những người có các nghề nghiệp khác nhau) Kinh Thánh tồn tại là một quyển sách nhất quán từ đầu đến cuối mà không hề có những điểm dị biệt. Tính đồng nhất này là độc nhất vô nhị so với các sách khác và là bằng chứng nguồn gốc thần tính của những lời mà Đức Chúa Trời ban cho con người trong cách mà họ ghi chép lại từng lời của Ngài.

Những lời tiên tri ghi chép trong những trang Kinh Thánh là bằng chứng nội tại khác cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép hàng trăm chi tiết những lời tiên tri liên hệ đến tương lai nhiều quốc gia riêng biệt trong đó có Y-sơ-ra-ên, tương lai của những thành phố cụ thể, tương lai của nhân loại và sự hiện ra của Đấng Mê-si là Cứu Chúa không chỉ của Y-sơ-ra-ên nhưng của tất cả những người tin nhận Ngài. Không giống như những lời tiên tri trong những quyển sách tôn giáo khác hay trong sách của Nostradamus. Những lời tiên tri của Kinh Thánh đặc biệt chi tiết và không bao giờ sai sự thật. Chỉ trong Cựu Ước có hơn ba trăm lời tiên tri về Đức Chúa Giê Xu Christ. Không phải chỉ nói đến nơi chốn Chúa sinh ra, gia đình mà Ngài lớn lên nhưng còn nói đến sự chết của Chúa như thế nào và sự sống lại ngày thứ ba. Không có cách giải thích nào hợp lý hơn việc ứng nghiệm những lời tiên tri là do nguồn gốc thần thánh. Không có quyển sách tôn giáo nào khác có phạm vi rộng rãi và cách tiên đoán của những tiên tri như Kinh Thánh đã có.

Bằng chứng nội tại thứ ba về nguồn gốc thần thánh của Kinh Thánh là quyền và sức mạnh độc nhất vô nhị. Trong lúc bằng chứng này có nhiều chủ đề hơn hai bằng chứng nội tại trước, nó không ít lời làm chứng đầy quyền năng về tính thần thánh của nguồn gốc Kinh Thánh. Kinh Thánh có một quyền độc nhất vô nhị không giống như các sách tôn giáo khác. Quyền và sức mạnh này đã làm cho đời sống vô số người được thay đổi qua việc đọc Kinh Thánh. Những người nghiện ngập từ bỏ được cơn ghiền. Những người đồng tính đã được giải thoát khỏi mối quan hệ tội lỗi. Những người bị ruồng bỏ và những kẻ quá mệt mõi đã được thay đổi hoàn cảnh. Những tội phạm nguy hiểm đã chịu đầu phục thay đổi. Những tội nhân được quở trách. Những người ganh ghét nhờ đọc lời Kinh Thánh trở nên yêu thương nhau. Kinh Thánh có chứa đựng sức mạnh và quyền năng thay đổi có thể làm độc nhất vì đây thật là lời của Đức Chúa Trời.

Bên cạnh những bằng chứng nội tại Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời còn có những bằng chứng khách quan cho thấy Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng này là tính chất lịch sử của Kinh Thánh. Bởi vì những sự kiện chi tiết lịch sử của Kinh Thánh là thật và chính xác được kiểm tra như với bất kỳ văn kiện lịch sử khác. Xuyên qua cả những bằng chứng khảo cổ học và những văn bản khác những địa điểm lịch sử của Kinh Thánh đã được chứng minh là thật và chính xác theo từng thời gian. Sự kiện tất cả những bằng chứng khảo cổ học và văn bản viết tay hổ trợ Kinh Thánh làm thành một quyển văn tự tốt nhất của thế giới cổ. Sự kiện tính chân thật và chính xác của Kinh Thánh ghi lại những bằng chứng lịch sử có thể kiểm tra là sự biểu thị vĩ đại về tính chân thật liên quan với những chủ đề và những học thuyết tôn giáo giúp đỡ chứng minh cho lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời.

Bằng chứng khách quan khác về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là tính chính trực của những tác giả con người. Như được đề cập trước hết, Đức Chúa Trời đã sử dụng những con người từ nhiều bước đi của cuộc sống để ghi chép lại lời của Ngài cho chúng ta. Trong sự nghiên cứu về đời sống của những người này không có lý do tin rằng họ không phải là những người chân thật, ngay thẳng. Xem xét đời sống của họ và sự việc họ sẵn sàng chịu chết (thường là những cái chết đau đớn) cho những gì họ tin, điều đó nhanh chóng trở thành rõ ràng những người bình thường ngay thẳng này thật tin rằng Đức Chúa Trời đã nói với họ. Những người đã viết Tân Ước và hàng trăm tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 15:6) biết rõ sự thật về sứ điệp của họ bởi vì họ đã nhìn thấy và trãi qua nhiều thời gian với Chúa Giê Xu Christ sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhìn thấy thân thể phục sinh được biến hóa của Đấng Christ là một ấn tượng mạnh mẽ của những người này. Họ đi từ chỗ trốn tránh trong sợ hãi đến chỗ sẵn sàng chịu chết cho sứ điệp của Đức Chúa Trời đã khải thị cho họ. Đời sống và sự chết của họ chứng minh cho sự thật Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.

Bằng chứng khách quan cuối cùng về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là sự bền vững của Kinh Thánh. Vì tầm quan của những lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh đã phải chịu đựng nhiều sự tấn công hằn học và mưu toan hủy phá nó hơn nhiều loại sách khác trong lịch sử. Từ những vị hoàng đế La Mã đầu tiên như Diocletian qua đến những nhà độc tài Cộng sản đến thời đại tân tiến của những cuộc bút chiến và những nhà vô thần, Kinh Thánh vẫn đứng vững và tồn tại lâu hơn tất cả những kẻ chống đối và vẫn còn là quyển sách được in ấn rộng rãi nhất trong thế giới ngày nay.

Qua thời gian, nhiều người vẫn cho kinh thánh là một loại thần thoại không có thật, tuy nhiên khảo cổ học lại chứng minh kinh thánh có giá trị lịch sử. Những người khác thì cho rằng kinh thánh dạy những điều cũ kỹ, nhưng giá trị nhân văn và đạo đức của nó thì vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Nó liên tục bị đưa ra tranh luận bởi khoa học, tâm lý học, các phong trào chính trị, song no vẫn luôn duy trì tính chân thực của nó cho đến ngày nay. Kinh thánh là cuốn sách làm thay đổi cuộc sống và văn hóa của hàng tỷ người suốt 2000 năm qua. Dù người ta có cố gắng tranh luận, hủy hoại,thì kinh thánh vẫn duy trì tính xác thực của nó như khi nó mới ra đời. Đó là nhờ sự bảo vệ từ Chúa. Những điều đó là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Không có gì ngạc nhiên cho chúng ta khi không có vấn đề làm sao Kinh Thánh bị tấn công, nó luôn luôn đưa đến sự bền vững và vô sự. Sau cùng, Chúa Giê Xu đã phán: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời của Ta không bao giờ qua đi” (Mác 13:31). Sau khi tìm kiếm bằng chứng người ta có thể nói không nghi ngờ rằng: “Đúng vậy, Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.”


Câu hỏi: Kinh Thánh có chứa những lỗi không? Có mâu thuẫn, hoặc không nhất quán?

Trả lời:
Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh với tấm lòng cởi mở, không có định kiến để tìm kiếm các lỗi, thì chúng ta sẽ tìm thấy Kinh Thánh mạch lạc, nhất quán, và là sách tương đối dễ hiểu. Đúng là có những đoạn khó hiểu, có những câu Kinh Thánh dường như là mâu thuẫn với nhau. Nhớ là Kinh Thánh được viết bởi khoảng 40 tác giả khác nhau vượt qua khoảng thời gian 1500 năm. Các tác giả viết với phong cách khác nhau, từ các góc độ khác nhau, cho đối tượng khác nhau, với mục đích khác nhau. Đương nhiên sẽ có sự khác biệt nho nhỏ. Tuy nhiên, khác biệt không phải là mâu thuẫn. Nó chỉ là một lỗi mà chắc chắn là có lời giải thích cho khác biệt ấy. Thậm chí nếu không tìm được lời giải thích thì cũng không có nghĩa là không có câu trả lời, chỉ là chưa tìm ra. Nhiều người tìm kiếm một lỗi giả định trong Kinh Thánh liên quan đến lịch sử hay địa lý, cuối cùng lại chứng minh là kinh thánh đúng với lịch sử khi thu thập thêm nhiều chứng cứ khảo cổ.

Chúng tôi thường nhận được những câu hỏi cùng với những dòng chữ "Hãy giải thích những câu Kinh Thánh này làm sao không mâu thuẫn" hay "Hãy xem, đây là một lỗi trong Kinh Thánh". Phải thừa nhận rằng, một số những điều người ta đưa ra rất khó trả lời. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng đưa ra những câu trả lời chính xác nhất. Có nhiều cuốn sách và những trang web có liệt kê " Tất cả các sai sót trong Kinh Thánh". Hầu hết mọi người đơn giản vào đó đọc rồi đem làm luận lý chứ chính họ không tự tìm thấy lỗi do chính họ. Cũng có những quyển sách và các trang web chuyên đi bác bỏ từng lỗi một của những lỗi giả định này. Điều đáng buồn nhất là hầu hết những người tấn công Kinh Thánh không thực sự quan tâm đến câu trả lời. Nhiều người trong số ấy thậm chí biết được những câu trả lời, nhưng họ cứ tiếp tục dùng cách cũ để thắc mắc.

Vì vậy, chúng ta phải làm gì khi có người tiếp xúc với ta và chỉ lỗi của kinh thánh? 1) Giải pháp đơn giản là nghiên cứu Kinh Thánh bằng tinh thần cầu nguyện. 2) Dùng một số nghiên cứu đang sử dụng trong những sách phê bình Kinh Thánh tốt như sách "Giải nghĩa Kinh Thánh" và các trang web nghiên cứu Kinh Thánh. 3) Hỏi mục sư của chúng tôi / những người lãnh đạo Hội Thánh để liệu xem họ có thể tìm ra một giải pháp. 4) Nếu vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng sau các bước 1), 2), và 3) bước tiếp theo là chúng tôi tin Đức Chúa Trời và lời Ngài là sự thật và có thể có một giải pháp thật đơn giản chưa nhận ra được (II Ti-mô-thê 2: 15, 3:16-17).


Câu hỏi: Có phải Kinh Thánh liên quan cho ngày nay?

Trả lời:
Hê-bơ-rơ 4:12 nói: "Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng." Mặc dù Kinh Thánh được viết xong cách đây 1900 năm, tính chính xác và sự liên quan của nó đến cuộc sống ngày nay vẫn không thay đổi. Kinh Thánh là nguồn khải thị chính của Thiên Chúa ban cho ta về Ngài và kế hoạch của Ngài cho nhân loại.

Kinh Thánh chứa rất nhiều thông tin về thế giới tự nhiên đã được xác nhận bởi các quan sát và nghiên cứu khoa học. Một số các đoạn này bao gồm Lê vi ký 17:11; Truyền đạo 1:6-7; Gióp 36:27-29, Thi Thiên 102:25-27 và Cô-lô-se 1:16-17. Nhờ câu chuyện của Kinh Thánh về kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại mở ra, nhiều nhân vật khác nhau được miêu tả sinh động. Trong những miêu tả này, Kinh Thánh cung cấp rất nhiều thông tin về hành vi và đặc tính của con người. Kinh nghiệm sống hàng ngày cho ta thấy rằng thông tin trong kinh thánh chính xác hơn bất cứ cuốn sách tâm lý học nào. Rất nhiều sự kiện lịch sử được ghi lại trong Kinh Thánh đã được xác nhận bởi những nguồn ngoài Kinh Thánh. Nghiên cứu lịch sử thường cho thấy rất nhiều mối liên hệ giữa các nguồn trong Kinh Thánh và ngoài bên ngoài Kinh Thánh về cùng một hay nhiều sự kiện.

Tuy nhiên, Kinh Thánh không phải là một sách lịch sử, một bản văn tâm lý học, hay một tạp chí khoa học. Kinh Thánh là sự giải thích của Thiên Chúa cho chúng ta biết Ngài là ai cùng những ước muốn và kế hoạch của Ngài cho nhân loại. Thành phần quan trọng nhất của sự khải thị này là câu chuyện của chúng ta bị tội lỗi làm cách xa với Đức Chúa Trời và sự cung ứng của Đức Chúa Trời để phục hồi mối thông công qua sự hi sinh của Con Ngài là Chúa Giê Su Christ trên thập tự giá. Nhu cầu được cứu chuộc của chúng ta không thay đổi, cũng như mong muốn của Đức Chúa Trời cho chúng ta hoà thuận lại với chính Ngài.

Kinh Thánh chứa rất nhiều thông tin chính xác và có liên quan. Thông điệp quan trọng nhất của Kinh Thánh là sự cứu rỗi áp dụng phổ quát và liên tục cho nhân loại. Lời của Thượng Đế sẽ không bao giờ lỗi thời, không dùng đến, hay cải sửa khác được. Văn hóa thay đổi, luật pháp thay đổi, các thế hệ đến và đi, nhưng Lời của Đức Chúa Trời liên quan đến ngày nay như khi nó được viết ra lần đầu. Không nhất thiết tất cả Kinh Thánh áp dụng rõ ràng cho chúng ta ngày nay, nhưng tất cả Kinh Thánh chứa sự thật mà chúng ta có thể và nên áp dụng cho cuộc sống của chúng ta ngày nay.


Câu hỏi: Khi nào / làm thế nào kinh điển các sách của Kinh Thánh lại đi cùng với nhau?

Trả lời:
Thuật ngữ "Kinh điển" được dùng để mô tả những cuốn sách được thần linh cảm hoá và do đó thuộc về Kinh Thánh. Khó khăn trong việc quyết định kinh điển Kinh Thánh là Kinh Thánh không cho chúng ta danh sách những sách thuộc về Kinh Thánh. Xác định kinh điển là một quá trình thực hiện bắt đầu bởi những Ra-bi (thầy dạy luật) Do Thái và các học giả, sau đó là do các Cơ Đốc nhân đầu tiên. Cao hơn cả, nó đã được Thiên Chúa quyết định những sách gì được kinh điển để vào trong Kinh Thánh. Một sách của Kinh Thánh đã được Đức Chúa Trời chọn từ trước khi Chúa khởi nguồn cho ai viết nó. Còn lại chỉ là vấn đề Chúa thuyết phục các tín hữu chọn sách ấy cho vào Kinh Thánh.

So với Tân Ước , kinh điển của Cựu Ước có rất ít tranh cãi. Những tín hữu Hê-bơ-rơ nhận ra các sứ giả của Thiên Chúa và chấp nhận những tác phẩm của họ là sự linh ứng của Thiên Chúa. Mặc dù vẫn có tranh cãi, vào khoảng năm 250 sau Công nguyên thì người ta đã nhất quán về Cựu Ước của Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ. Vấn đề duy nhất có lẽ là cuốn Apocrypha, với rất nhiều tranh cãi đến tận ngày nay. Đại đa số các học giả Hê-bơ-rơ coi đó là những tài liệu lịch sử và tôn giáo tốt, nhưng không phải là cùng cấp với Kinh Thánh Hê-bơ-rơ.

Đối với Tân Ước, quá trình sưu tập và công nhận bắt đầu vào những thế kỷ đầu công nguyên do giáo hội Cơ Đốc. Một số sách Tân Ước đã được công nhận rất sớm. Phao Lô xem những sách do Lu-ca viết có thẩm quyền như Cựu Ước (I Ti-mô-thê 5:18; xem thêm Phục truyền luật lệ ký 25:4 và Lu-ca 10:7). Phi-e-rơ công nhận các sách của Phao-lô là Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 3:15-16). Một số sách của Tân Ước đã được lưu hành trong nhiều nhà thờ (Cô-lô-se 4:16; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:27). Clement ở La-mã năm 95 sau Công nguyên đã đề cập đến ít nhất tám sách Tân Ước. Ignatius ở An-ti-ốt năm 115 sau Công nguyên công nhận khoảng bảy sách. Polycarp, năm 108 sau Công nguyên, môn đệ của sứ đồ Giăng công nhận 15 sách. Sau này, Irenaeus năm 185 sau Công nguyên đã đề cập đến 21 sách. Hippolytus năm 170-235 sau công nguyên công nhận 22 sách. Những sách Tân Ước được tranh cãi nhiều nhất là Hê-bơ-rơ, Gia-cơ, II Phi-e-rơ, II Giăng, và III Giăng.

Kinh điển đầu tiên là kinh điển Muratorian, được biên soạn vào năm 170 sau Công nguyên. Kinh điển Muratorian bao gồm tất cả các sách Tân Ước, ngoại trừ sách Hê-bơ-rơ, Gia-cơ và III Giăng. Năm 363 sau Công nguyên hội nghị Laodicea nói rằng chỉ có Cựu Ước (cùng với Khải thị) và 27 sách Tân Ước được phép đọc trong các nhà thờ. Hội nghị Hippo năm 393 sau Công nguyên và Hội nghị Carthage năm 397 sau Công nguyên cũng khẳng định như vậy 27 sách là có thẩm quyền.

Các hội nghị đã theo những điều tương tự như các luật sau đây để xác định xem sách Tân Ước có thực sự là lời của Chúa: 1) Tác giả có phải là một môn đồ hoặc có sự liên hệ chặt chẽ với các môn đồ không? 2) Các sách có đang được chấp nhận bởi các hội thánh không? 3) Sách có tính nhất quán về giáo lý và giảng dạy chính thống? 4) Có phải sách mang những bằng chứng đạo đức cao và giá trị thuộc linh mà có thể phản ánh công việc của Chúa Thánh Linh? Một lần nữa, điều cốt yếu cần nhớ là hội thánh không quyết định kinh điển được chọn. Kinh Thánh là của Đức Chúa Trời và chính Ngài quyết định những sách đó thuộc trong Kinh Thánh. Vấn đề đơn giản chỉ là sự truyền đạt của Thiên Chúa cho các môn đồ Ngài về những gì Ngài đã quyết định. Con người tiến hành thu thập các sách của Kinh Thánh và để lộ sai sót xong, Chúa, với sự tề trị của mình đã mang giáo hội đầu tiên đến thừa nhận các sách được Ngài soi dẫn.


Câu hỏi: Cách thích hợp để nghiên cứu Kinh Thánh là gì?

Trả lời:
Xác định ý nghĩa của Kinh Thánh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất một tín hữu phải làm trong cuộc sống này. Đức Chúa Trời không nói với chúng ta chỉ đơn giản là phải đọc Kinh Thánh. Chúng ta phải nghiên cứu và vận dụng nó một cách chính xác (II Ti-mô-thê 2:15). Học Kinh Thánh là việc làm rất khó. Xem Kinh Thánh phớt qua hoặc vắn tắt đôi khi có thể mang lại những kết luận sai lầm rất lớn. Vì vậy, phải hiểu biết chính yếu một số nguyên tắc để xác định ý nghĩa chính xác của Kinh Thánh.

Trước tiên, người học Kinh Thánh phải cầu nguyện và xin Chúa Thánh Linh truyền đạt sự hiểu biết, vì đó là một trong những chức năng của Ngài. "Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến."(Giăng 16:13). Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta trong sự hiểu biết Kinh Thánh cũng như Ngài đã hướng dẫn các môn đồ trong sách Tân Ước. Hãy nhớ rằng, Kinh Thánh là sách của Thiên Chúa và chúng ta cần phải hỏi Ngài ý nghĩa của nó. Nếu bạn là một Cơ Đốc nhân, tác giả của Kinh Thánh - Chúa Thánh Linh - cư ngụ trong lòng bạn, và Ngài muốn bạn hiểu những gì Ngài đã viết.

Thứ hai, chúng ta không được kéo một câu Kinh Thánh ra khỏi những câu chung quanh nó và cố gắng xác định ý nghĩa của câu bên ngoài ngữ cảnh. Chúng ta nên luôn luôn đọc những câu xung quanh và nhiều đoạn để phân biệt bối cảnh. Trong khi cả Kinh Thánh đến từ Thiên Chúa (II Ti-mô-thê 3:16; II Phi-e-rơ 1:21), Đức Chúa Trời sử dụng con người để ghi lại nó. Những người này đã có một chủ đề trong tâm trí, một mục đích cho quyển sách, và một vấn đề cụ thể mà họ đang gửi đến. Chúng ta nên đọc phần căn bản mỗi sách của Kinh Thánh nghiên cứu để tìm ra người đã viết cuốn sách, ai là đối tượng đã được viết, viết khi nào, và tại sao nó được viết. Ngoài ra, chúng ta nên quan tâm để cho chính nội dung nói lên điều muốn nói. Đôi khi người ta dùng ý riêng để định nghĩa những từ theo sự giải thích mà họ mong muốn.

Thứ ba, chúng ta đừng cố gắng để hoàn toàn độc lập trong việc học tập của chúng ta về Kinh Thánh. Khi chúng ta không tiếp nhận sự hiểu biết qua việc làm suốt đời của những người khác đã nghiên cứu Kinh Thánh đó là ý tưởng kiêu ngạo. Một số người sai lầm theo phương pháp tiếp cận Kinh Thánh với ý tưởng rằng họ sẽ phụ thuộc vào một mình Đức Thánh Linh và họ sẽ khám phá tất cả những sự thật giấu kín của Kinh Thánh. Đấng Christ, ban cho Thánh Linh, đã tặng các ân tứ thuộc linh cho những người trong thân thể của Đấng Christ. Một trong những ân tứ thuộc linh là sự dạy dỗ (Ê-phê-sô 4:11-12; I Cô-rinh-tô 12:28). Các người dạy được Chúa ban cho giúp chúng ta hiểu rõ và vâng lời Kinh Thánh. Nghiên cứu Kinh Thánh với các tín hữu khác, hỗ trợ lẫn nhau trong sự hiểu biết và áp dụng chân lý của Lời Chúa luôn luôn là sự khôn ngoan.

Vì vậy để tóm tắt, cách thích hợp để nghiên cứu Kinh Thánh là gì? Thứ nhất, thông qua cầu nguyện và khiêm nhường, chúng ta phải dựa vào Chúa Thánh Linh để cho chúng ta sự hiểu biết. Thứ hai, chúng ta nên luôn luôn nghiên cứu Kinh Thánh trong bối cảnh của nó công nhận rằng Kinh Thánh tự giải thích chính nó. Thứ ba, chúng ta nên tôn trọng các nỗ lực của các tín hữu khác, trong quá khứ và hiện tại, những người cũng đã tìm cách đúng đắn nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy nhớ rằng, Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh, và Ngài muốn chúng ta hiểu được nó.


Câu hỏi: Kinh Thánh được cảm ứng có nghĩa là gì?

Trả lời:
Khi người ta nói Kinh Thánh là sự cảm ứng, họ đề cập đến một thực tế là Đức Chúa Trời tác động đến các tác giả khiến những gì họ viết đều là Lời Chúa. Trong nội dung của các sách Kinh Thánh, từ "cảm ứng" đơn giản chỉ có nghĩa là "hơi thở của thiên chúa". Cảm ứng có nghĩa là Kinh Thánh thật sự là Lời của Đức Chúa Trời và làm cho Kinh Thánh đặc biệt giữa các cuốn sách khác.

Mặc dù có nhiều cách nhìn khác nhau về mức độ mà kinh thánh được cảm ứng từ Chúa, xong chính kinh thánh đã khẳng định mỗi từ đều là từ Chúa (I Cô-rinh-tô 2:12-13; II Ti-mô-thê 3 :16-17). Quan điểm này của Kinh Thánh thường được gọi là cảm ứng “nói tuyệt đối”. Điều đó có nghĩa là sự cảm ứng dành cho từng lời với chính họ, chứ không chỉ là khái niệm hay ý tưởng - sự cảm ứng dành cho cho tất cả các phần của Kinh Thánh và tất cả các chủ đề chính của Kinh Thánh. Một số người tin rằng chỉ có một số phần của Kinh Thánh được cảm ứng hoặc chỉ có những suy nghĩ hoặc khái niệm liên quan đến tôn giáo được truyền cảm ứng, nhưng những quan điểm này đi ngược với những gì được chép trong kinh thánh về chính nó. Sự cảm ứng nói hoàn toàn là một đặc điểm chính yếu của Lời Đức Chúa Trời.

Mức độ cảm ứng có thể thấy rõ trong II Ti-mô-thê 3:16 "Cả Kinh thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình." Câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết Ðức Chúa Trời đã cảm ứng cho tất cả các sách Kinh Thánh và mang lại lợi ích cho chúng ta. Không chỉ những phần của Kinh Thánh có liên quan đến giáo lý căn bản được truyền cảm ứng, nhưng mỗi chữ và mỗi lời từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền. Bởi vì nó đã được hà hơi từ Thiên Chúa, Kinh Thánh có thẩm quyền trên việc thành lập học thuyết giáo lý, và hiệu lực cho người giảng dạy làm sao ở trong mối quan hệ công chính với Thiên Chúa. Kinh Thánh công bố không chỉ được hà hơi từ Thiên Chúa, mà còn có khả năng siêu nhiên thay đổi chúng ta và làm cho chúng ta nên “trọn vẹn”. Chúng ta cần gì hơn nữa?

Câu Kinh Thánh khác liên quan với sự cảm ứng của Kinh Thánh là II Phi-e-rơ 1:21. Câu này giúp chúng ta hiểu rằng ngay cả khi Thiên Chúa dùng con người với cá tính riêng biệt của họ và những phong cách viết, Thiên Chúa là người cảm ứng từng chữ họ đã viết. Chính Chúa Giê Su xác nhận lời cảm ứng tuyệt đối của Kinh Thánh khi Ngài nói: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn."(Ma-thi-ơ 5:17-18). Trong những câu này Chúa Giêsu củng cố sự chính xác của Kinh Thánh xuống đến từng chi tiết nhỏ nhất và dấu chấm câu nhẹ nhất, bởi vì đó là Lời Chúa rõ ràng.

Vì Kinh Thánh là lời cảm ứng của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể kết luận rằng chúng cũng vô ngộ và có thẩm quyền. Quan điểm đúng của Đức Chúa Trời sẽ dẫn chúng ta đến cái nhìn chính xác về Lời của Ngài. Bởi vì Thiên Chúa toàn năng, toàn tri, và hoàn hảo, bởi vậy nên Lời của Ngài sẽ mang những đặc điểm như thế. Các câu tương tự thành lập sự cảm ứng của Kinh Thánh cũng tạo thành cả hai sự vô ngộ và có thẩm quyền. Vi vậy, kinh thánh là không thể phủ nhận, có thẩm quyền, Lời của Đức Chúa Trời cho nhân loại.


Câu hỏi: Tại sao chúng ta nên đọc Kinh Thánh / nghiên cứu Kinh Thánh?

Trả lời:
Chúng ta nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh vì là lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Kinh Thánh theo nghĩa đen là "Sự hà hơi của Đức Chúa Trời" (II Ti-mô-thê 3:16). Nói cách khác, nó là lời của Thiên Chúa rất cần cho chúng ta. Có rất nhiều câu hỏi mà các triết gia đã hỏi Thiên Chúa trả lời cho chúng ta trong Kinh Thánh. Mục đích đời sống là gì? Tôi đến từ đâu? Có cuộc sống sau khi chết không? Làm thế nào tôi đến được Thiên đàng? Tại sao thế giới đầy dẫy điều ác? Tại sao tôi đấu tranh để làm việc tốt? Ngoài các câu hỏi "lớn" này, Thánh Kinh cho nhiều lời khuyên thiết thực trong các lĩnh vực như: Làm gì để tìm một bạn đời? Làm sao có một cuộc hôn nhân thành công? Làm thế nào tôi có thể là một người bạn tốt? Làm thế nào tôi có thể là cha mẹ tốt? Thành công là gì và làm thế nào để đạt được nó? Làm thế nào tôi có thể thay đổi? Điều gì thực sự là những vấn đề trong cuộc sống? Làm thế nào tôi sống mà không nhìn lại hối tiếc? Làm thế nào tôi có thể xử lý các trường hợp bất công và chiến thắng các điều xấu của cuộc sống?

Chúng ta nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh vì Kinh Thánh là hoàn toàn đáng tin cậy và không có lỗi. Kinh Thánh là sách duy nhất trong các sách gọi là "thánh" trong sách này không chỉ đơn thuần cho việc giảng dạy đạo đức và nói "Hãy tin vào tôi". Đúng hơn là, chúng ta có khả năng kiểm tra Kinh Thánh bằng cách kiểm tra hàng trăm chi tiết những lời tiên tri đã đưa ra, bằng cách kiểm tra địa điểm lịch sử ghi lại, và bằng cách kiểm tra các dữ kiện khoa học có liên quan. Những người nói Kinh Thánh có lỗi vì họ đóng kín tai với sự thật. Một lần Chúa Giê Su hỏi là điều nào nói dễ dàng hơn "Tội lỗi của bạn được tha" hay "Hãy đứng dậy vác giường ngươi và đi." Sau đó, Ngài đã chứng tỏ Ngài có khả năng tha thứ tội lỗi (những điều chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường) bằng cách chữa bệnh bại liệt (những người xung quanh Ngài có thể kiểm tra bằng mắt của họ). Tương tự như vậy, chúng ta được bảo đảm rằng lời Thiên Chúa là sự thật khi thảo luận về các lĩnh vực tâm linh mà chúng ta không thể thử nghiệm bằng các giác quan của chúng ta bằng cách hiển thị sự thật chính nó trong những lảnh vực mà chúng ta có thể thử nghiệm, như tính chính xác của lịch sử, tính chính xác của khoa học, và tính xác thực của những lời tiên tri.

Chúng ta nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh vì Thiên Chúa không thay đổi và vì bản chất tự nhiên của nhân loại không thay đổi, nó như có liên quan đối với chúng ta vì đã được viết như vậy. Trong khi kỷ thuật thay đổi, bản chất tự nhiên của nhân loại và những mong ước không thay đổi. Trong lúc chúng ta đọc những trang của lịch sử Kinh Thánh chúng ta thấy dù chúng ta đang nói về một trong những mối quan hệ cá nhân hay xã hội, "Không có gì là mới lạ dưới ánh mặt trời" (Truyền đạo 1:9). Và trong khi nhân loại như một tập thể tiếp tục tìm kiếm tình yêu và sự hài lòng trong tất cả các chốn sai lạc, Đức Chúa Trời - Đấng tạo hoá nhân từ và tốt lành của chúng ta- nói với chúng ta điều Ngài sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui lâu dài. Lời Kinh Thánh đã được Ngài mặc khải rất quan trọng mà Chúa Giêsu đã nói về nó "Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh mì, nhưng do mọi lời ra từ miệng của Đức Chúa Trời" (Ma-thi-ơ 4:4). Nói cách khác, nếu chúng ta muốn sống cuộc sống với đầy đủ như Thiên Chúa đã định, chúng ta phải lắng nghe và chú ý lời của Đức Chúa Trời đã viết ra.

Chúng ta nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh bởi vì có quá nhiều lời dạy sai lạc. Kinh Thánh cho chúng ta thước đo bằng cách đó chúng ta có thể phân biệt sự thật từ điều sai. Kinh Thánh nói cho chúng ta những gì Thiên Chúa là như thế. Tôn thờ thần tượng hay tà thần là có ấn tượng sai lầm về Thiên Chúa, chúng ta đang thờ những điều mà Ngài không có. Kinh Thánh nói với chúng ta một cách thực sự làm sao được đến thiên đàng mà không phải do làm lành hay đã được báp têm, hoặc bằng bất cứ việc làm nào khác của chúng ta. (Giăng 14:6; Ê-phê-sô 2:1-10; Ê-sai 53:6; Rô ma 3:10-18, 5:8, 6:23, 10:9-13). Theo đường này, Lời của Thiên Chúa chỉ cho chúng ta thấy rõ Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết bao nhiêu (Rô ma 5:6-8; Giăng 3:16). Và ấy là trong nghiên cứu này mà chúng ta rút ra việc quay trở lại để yêu mến Ngài. ( I Giăng 4:19).

Kinh Thánh trang bị cho chúng ta để phục vụ Thiên Chúa ( II Ti-mô-thê 3:17; Ê-phê-sô 6:17; Hê-bơ-rơ 4:12). Nó giúp chúng ta biết làm thế nào để được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta và hậu quả cuối cùng của nó (II Ti-mô-thê 3:15). Suy ngẫm về Lời Chúa và tuân theo lời dạy của Chúa sẽ mang lại sự thành công trong cuộc sống (Giô-suê 1:8; Gia cơ 1:25). Lời của Đức Chúa Trời giúp chúng ta thấy tội lỗi trong đời sống của chúng ta và giúp chúng ta thoát khỏi nó (Thi Thiên 119:9,11) Lời Chúa hướng dẫn cho chúng ta trong cuộc sống, làm cho chúng ta khôn ngoan hơn so với những người dạy chúng ta (Thi Thiên 32:8; 119:99; Châm ngôn 1:6). Kinh Thánh giữ chúng ta khỏi lãng phí những năm của cuộc sống mà trong đó không có gì quan trọng và không phải là hết (Ma-thi-ơ 7:24-27).

Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh giúp chúng ta thấy xa hơn những cám dỗ đầy tội lỗi là mồi hấp dẫn để câu nhử chúng ta vào những đau khổ. Đọc và nghiên cứu Kinh Thánh để chúng ta có thể học hỏi từ những sai lầm của người khác hơn là chính chúng ta làm điều đó. Kinh nghiệm là một thầy giáo tuyệt vời, nhưng khi kinh nghiệm rút ra từ tội lỗi, nó là một thầy giáo khó khăn kinh khủng. Như vậy tốt hơn là học hỏi từ những sai lầm của người khác. Có rất nhiều nhân vật Kinh Thánh để học hỏi từ họ, một số người có thể phục vụ cả hai vai trò tích cực và tiêu cực tiêu biểu vào các thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ. Ví dụ: Đa Vít qua việc đánh bại Gô-li-át, dạy chúng ta rằng Thiên Chúa lớn hơn bất cứ điều gì Ngài đòi hỏi chúng ta phải đối mặt (I Sa-mu-ên 17), trong khi ông đi vào cám dỗ phạm tội tà dâm với Bát-sê-ba hiện ra rõ hậu quả khủng khiếp của tội lỗi lâu dài hơn giây phút vui thú tội lỗi ông có được (II Sa-mu-ên 11).

Kinh Thánh là sách không phải chỉ đơn thuần dùng để đọc. Đây là sách dành cho nghiên cứu để chúng ta có thể áp dụng. Mặt khác nếu đọc Kinh Thánh giống như nuốt thức ăn mà không cần nhai và sau đó ăn lại lần khác, như vậy không đạt được giá trị dinh dưỡng của nó. Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, như vậy, nó ràng buộc như luật tự nhiên. Chúng ta có thể bỏ qua nó, nhưng làm như vậy chúng ta làm tổn hại riêng chính mình, cũng giống như nếu chúng ta bỏ qua luật của lực hấp dẫn, nó không thể được nhấn mạnh đủ sự mạnh mẽ về tầm quan trọng như thế nào Kinh Thánh là cuộc sống của chúng ta. Nghiên cứu Kinh Thánh có thể được so sánh với khai thác để tìm vàng. Nếu chúng ta làm việc sơ sài và chỉ đơn thuần "sàng qua những viên sỏi trong dòng suối," chúng ta sẽ chỉ tìm thấy một chút bụi vàng. Tuy nhiên, càng thật sự nỗ lực đào sâu chúng ta càng có nhiều phần thưởng hơn xứng đáng cho những nỗ lực của chúng ta.