Các câu hỏi về cầu nguyện




Câu hỏi: Tại sao cầu nguyện? Mục đích của cầu nguyện là gì khi Đức Chúa Trời biết tương lai và đã kiểm soát tất cả mọi thứ. Nếu chúng ta không thể thay đổi ý định của Đức Chúa Trời, tại sao chúng ta nên cầu nguyện?

Trả lời:
Đối với cơ đốc nhân, cầu nguyện giống như hơi thở. Thật dễ dàng để làm điều đó hơn là không làm điều đó. Chúng ta cầu nguyện vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, cầu nguyện là một cách tận trung với Đức Chúa Trời (Lu-ca 2:36-38) và vâng lời Ngài. Chúng ta cầu nguyện vì Thiên Chúa truyền lệnh cho chúng ta cầu nguyện (Phi-líp 4:6-7). Cầu nguyện được làm mẫu bởi Chúa cứu thế và Hội Thánh đầu tiên (Mác 1:35; Công vụ 1:14, 2:42, 3:1; 4:23-31; 6:4; 13:1-3). Nếu Chúa Giê Su nghĩ rằng cầu nguyện là quan trọng, chúng ta cũng nên như vậy. Nếu chính Giê-su cần cầu nguyện luôn gắn kết với Đức Chúa Cha, thì chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn thế nào nữa?

Lý do khác để cầu nguyện là bởi Đức Chúa Trời nhiều khi cố ý để cầu nguyện là cách để Ngài đưa ra hướng giải quyêt cho một số tình huống. Chúng ta cầu nguyện để chuẩn bị cho các quyết định quan trọng (Lu-ca 6:12-13); để vượt qua những ngăn trở của ma quỷ (Ma-thi-ơ 17:14-21); để tập hợp những công nhân cho mùa thu hoạch thuộc linh (Lu-ca 10:2); để nhận được sức mạnh vượt qua sự cám dỗ ( Matthew 26:41); và để tăng thêm sức mạnh cho những người khác về mặt tâm linh. (Ê-phê-sô 6:18-19).

Chúng ta đến với Chúa với những nguyện cầu cụ thể, và chúng ta được Đức Chúa Trời hứa rằng những lời cầu nguyện của chúng ta không phải là vô ích, thậm chí nếu chúng ta không nhận được chính xác những gì chúng ta cầu xin. (Ma-thi-ơ 6:6; Rô-ma 8:26-27). Ngài đã hứa rằng khi chúng ta cầu xin những điều đẹp ý Ngài, Ngài sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cầu xin ( I Giăng 5:14-15). Đôi khi Ngài để chúng ta phải đợi vì lợi ích cho chúng ta. Và vì thế ta cần phải nhẫn nại và chăm chỉ cầu nguyện (Ma-thi-ơ 7:7; Lu-ca 18:1-8). Cầu nguyện không phải là để đòi hỏi Đức Chúa Trời làm theo ý của chúng ta mà đúng hơn là để nhận được ý muốn Đức Chúa Trời trên thế gian. Hiểu biết của Đức Chúa Trời vượt xa chúng ta.

Đối với tình huống mà chúng ta không biết ý muốn cụ thể của Đức Chúa Trời, cầu nguyện là cách để biết ý chúa. Nếu người phụ nữ Sy-ri có con gái bị quỷ ám đã không cầu nguyện với Chúa cứu thế, con gái của bà đã không được chữa lành (Mác 7:26-30). Nếu người mù ở bên ngoài Giê-ri-cô đã không gọi lớn với Chúa cứu thế, ông sẽ vẫn mù (Lu-ca 18:35-43). Đức Chúa Trời đã nói rằng chúng ta thường đi mà không có bởi vì chúng ta không cầu xin (Gia-cơ 4:2). Một cách hiểu khác, cầu nguyện là để chia sẻ phúc âm với mọi người. Chúng ta không biết ai sẽ đáp lại những sứ điệp của phúc âm cho đến khi chúng ta chia sẻ nó ra. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ thấy những kết quả của lời cầu nguyện được nếu ta không cầu nguyện.

Thiếu cầu nguyện chứng tỏ thiếu niềm tin và thiếu lòng tin vào Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cầu nguyện để bày tỏ đức tin của chúng ta trong Đức Chúa Trời, rằng Ngài sẽ làm như lời Ngài hứa và ban phước cho cuộc sống của chúng ta dồi dào hơn điều chúng tôi cầu xin hoặc mong đợi (Ê-phê-sô 3:20). Cầu nguyện là phương tiện chính của chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời can dự trong đời sống của người khác. Bởi vì nó là phương tiện để chúng ta "gắn liền vào" quyền năng của Đức Chúa Trời, nó là phương tiện để chúng ta đánh bại Satan –kẻ thù mà ta không thể tự vượt qua. Vì vậy, xin Thiên Chúa tìm thấy chúng ta thường xuyên đứng trước ngôi của Ngài, cho chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẫm trên trời là Đấng có thể xác định với tất cả những điều mà chúng ta trãi qua (Hê-bơ-rơ 4:15-16). Chúng ta có lời hứa của Ngài rằng sự cầu nguyện nhiệt thành của người công bình sẽ linh nghiệm nhiều (Gia-cơ 5:16-18). Cầu xin Đức Chúa Trời vinh hiển danh của Ngài trong đời sống của chúng ta khi chúng ta tin vào Ngài, đủ để đến với Ngài thường xuyên bằng lời cầu nguyện.


Câu hỏi: Lời cầu nguyện của tội nhân là gì?

Trả lời:
Lời cầu nguyện của tội nhân là Lời cầu nguyện của một người cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi họ hiểu họ là một tội nhân cần Đấng cứu rỗi. Nói lời cầu nguyện của một tội nhân không tự nó mang lại điều gì. Lời cầu nguyện của tội nhân chỉ hiệu nghiệm nếu nó bày tỏ sự chân thành những gì một người biết, hiểu và tin về tội lỗi của họ và cần được cứu rỗi.

Điều đầu tiên của lời cầu nguyện của tội nhân là hiểu rằng tất cả chúng ta đều là tội nhận. Rô Ma 3:10 tuyên bố: “Như điều đã được viết, chẳng có một người công bình, dầu một người cũng không.” Kinh Thánh đã làm sáng tỏ rằng hết thảy chúng ta là tội nhân. Tất cả tội nhân chúng ta cần ơn thương xót và tha thứ từ Đức Chúa Trời. (Tít 3:5-7). Chúng ta xứng đáng bị án phạt đời đời (Ma-thi-ơ 25:46). Lời cầu nguyện của tội nhân là một lời cầu xin ân điển thay vì hình phạt. Đây là lời cầu xin ơn thương xót thay vì sự phẫn nộ.

Thứ hai là hiểu được những gì Đức Chúa Trời đã làm để chữa khỏi tình trạng tội lỗi và lầm lạc của ta. Đức Chúa Trời mang lấy xác thịt, trở thành một con người, dưới dạng của Giê Xu Christ (Giăng 1:1,14). Giê Xu đã dạy chúng ta sự thật về Đức Chúa Trời và sống đời sống công nghĩa và vô tội hoàn toàn. (Giăng 8:46; II Cô-rinh-tô 5:21) Sau đó Chúa Giê Xu đã chết thay cho chúng ta trên thập tự gía, gánh thay án hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu. (Rô ma 5:8). Chúa Giê Xu đã sống lại từ cõi chết để chứng minh chiến thắng của Ngài trên tội lỗi, cái chết và hỏa ngục. (Cô-lô-se 2:15; I Cô-rinh-tô chương 15.) Bởi vì tất cả những điều này chúng ta được tha tội và được hứa cho một nơi đời đời trên thiên đàng – Nếu chúng ta chỉ đặt đức tin vào Chúa Giê Xu Christ. Tất cả những điều chúng ta phải làm là tin vào cái chết của Chúa thay thế cho chúng ta và ngài đã phục sinh từ cõi chết (Rô ma 10:9-10). Chúng ta được cứu bởi ân điển, qua một đức tin trong Chúa Giê Xu Christ. Ê-phê-sô 2:8 tuyên bố: “Vì ấy là bởi ân điển mà bạn đã được cứu qua đức tin – điều này không đến từ bạn nhưng là sự ban cho của Đức Chúa Trời.”

Nói lời cầu nguyện của tội nhân là cách đơn giản nói với Đức Chúa Trời rằng ta dựa Chúa Giê Xu Christ như là Cứu Chúa. Không có những lời “Ma thuật” nào có thể cứu rỗi. Chỉ duy nhất niềm tin vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê Xu mới cứu được chúng ta. Nếu bạn hiểu rằng bạn là một tội nhân và cần sự sự cứu rỗi qua Chúa Giê Xu Christ, sau đây là lời cầu nguyện của tội nhân mà bạn có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời cao cả, con biết con là một tội nhân, con biết con xứng đáng chịu hậu quả tội lỗi của con. Nhưng con tin Chúa Giê Xu Christ là Cứu Chúa của con. Con tin cái chết và sự phục sinh của Ngài đã ban cho con sự tha thứ. Con tin Chúa Giê Xu và Chúa Giê Xu là Cứu Chúa duy nhất của riêng con. Cảm tạ ơn Chúa về sự cứu chuộc và tha thứ cho con. Amen!”

Bạn có làm một quyết định với Đấng Christ vì những điều mà bạn đã đọc ở đây? Nếu đúng vậy, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng nhận Đấng Christ”.

Câu hỏi: Bài cầu nguyện của Chúa là gì và chúng ta nên cầu nguyện như vậy không?

Trả lời:
Bài cầu nguyện của Chúa là lời cầu nguyện mà Chúa Giê Su dạy các môn đồ của Ngài trong Ma-thi-ơ 6:9-13 và Lu-ca 11:2-4. Ma-thi-ơ 6:9-13 nói: " Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời! Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày; Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! " Nhiều người hiểu sai bài cầu nguyện của Chúa là một lời cầu nguyện cho chúng ta học thuộc lòng từng lời từng chữ. Một số người xem bài cầu nguyện của Chúa như là một công thức phép thuật, như thể những lời chính bài cầu nguyện này có một số quyền năng cụ thể hoặc có hiệu quả với Đức Chúa Trời.

Kinh Thánh dạy ngược lại. Đức Chúa Trời quan tâm đến tấm lòng của chúng ta nhiều hơn nhưng lời nói của ta. "Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm "(Ma-thi-ơ 6:6-7). Trong sự cầu nguyện, chúng ta tuôn đổ lòng chúng ta ra với Đức Chúa Trời (Phi-líp 4:6-7), không chỉ đơn giản lập lại những từ ngữ thuộc lòng với Chúa.

Bài cầu nguyện của Chúa nên được hiểu như là một hình mẫu về cầu nguyện. Bài cầu nguyện của Chúa cho chúng ta những “thành phần” nên đi vào lời cầu nguyện. Đây là cách mở lời: "Cha của chúng tôi ở trên trời" dạy cho chúng ta địa chỉ cầu nguyện của chúng ta hướng tới-Cha. "Danh cha được nên thánh" nói cho chúng ta sự thờ phượng Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài là Đấng xứng đáng như thế. Cụm từ "Nước cha được đến, ý cha được nên ở đất cũng như ở trời" là một lời nhắc cho chúng ta nhớ chúng ta cầu nguyện cho ý Chúa với cuộc sống của chúng ta và trên thế giới, không phải kế hoạch riêng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện xin Chúa thực hiện không phải vì những ham muốn riêng của chúng ta. Chúng ta được khuyến khích để xin Chúa những điều chúng ta cần như "Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày". “Xin tha nợ cho chúng con để chúng con có thể tha thứ những người mắc nợ chúng con" nhắc cho chúng ta xưng nhận tội lỗi của chúng ta với Chúa để từ đó thay đổi chúng và cũng để tha thứ cho người khác như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Kết luận bài cầu nguyện của Chúa: "Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, nhưng cứu chúng tôi khỏi điều ác" là một lời nài xin để được giúp đỡ trong việc đạt được chiến thắng trên tội lỗi và yêu cầu che chở khỏi các cuộc tấn công của ma quỉ.

Vì vậy, một lần nữa, bài cầu nguyện của Chúa không phải là lời cầu nguyện để chúng ta thuộc lòng và trả bài lại cho Thiên Chúa. Bài cầu nguyện của Chúa chỉ là một mẫu về cách chúng ta nên cầu nguyện. Thuộc lòng bài cầu nguyện của Chúa có gì sai không? Tất nhiên không! Cầu nguyện trả bài cho Đức Chúa Trời có gì sai không? Không sai nếu tấm lòng của bạn đang ở trong đó và bạn thực sự hiểu ý nghĩa những lời bạn nói. Hãy nhớ rằng, trong lời cầu nguyện Đức Chúa Trời thích giao tiếp với chúng ta và Ngài quan tâm rất nhiều đến tấm lòng của chúng ta hơn những lời nói cụ thể mà chúng ta sử dụng. Phi-líp 4:6-7 tuyên bố: "Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Ðức Chúa Trời. Sự bình an của Ðức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Ðức Chúa Jêsus Christ."


Câu hỏi: Cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su có nghĩa là gì?

Trả lời:
Cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su được dạy trong Giăng 14:13-14: " Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin điều chi mặc dầu, ta sẽ làm cho, để Cha được sáng danh nơi Con. Nếu các ngươi nhân danh ta xin điều chi, ta sẽ làm cho". Một số người hiểu sai câu Kinh Thánh này khi nghĩ rằng nói "Trong danh Chúa Giê Su " ở phần cuối của lời cầu nguyện có nghĩa là sẽ luôn đạt được ý nguyện. Như vậy việc nói "Trong danh Chúa Giê Su" được xem là công thức ma thuật, điều này là hoàn toàn sai với Kinh Thánh.

Cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su có nghĩa là cầu nguyện với chính quyền năng của Ngài và cầu xin Đức Chúa Cha giải đáp và có hành động trước lời cầu nguyện, bởi vì chúng ta đến trong danh Chúa Giê Su con Ngài. Cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su cũng chính là cầu nguyện theo ý chúa, " Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài"( I Giăng 5:14-15). Cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su là cầu nguyện cho những điều sẽ tôn cao và vinh hiển cho Chúa Giê Su.

Nói "Trong danh Chúa Giê Su" ở cuối lời cầu nguyện không phải là câu niệm thần chú. Nếu những gì chúng ta xin hoặc nói trong khi cầu nguyện không phải dành cho vinh quang của Thiên Chúa và theo ý muốn của Ngài mà nói rằng "Trong danh Chúa Giê Su" trở nên vô nghĩa. Cầu nguyện chân thật trong danh Chúa Giê Su và qui sự vinh hiển cho Ngài là điều quan trọng, không nhất thiết gắn vào những từ nhất định để kết thúc một lời cầu nguyện. Nó không phải là những từ ngữ cầu nguyện mà là vấn đề cầu nguyện, mục đích đằng sau những lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho những điều phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ là thực chất của lời cầu nguyện trong danh Chúa Giê Su.


Câu hỏi: Làm thế nào tôi được Đức Chúa Trời trả lời cầu nguyện của tôi?

Trả lời:
Nhiều người tin rằng được trả lời cầu nguyện là Đức Chúa Trời chấp thuận lời cầu nguyện nài xin đã dâng lên cho Ngài. Nếu lời cầu nguyện không có đáp án, nó được hiểu như là một sự cầu nguyện không được nhậm. Tuy nhiên đây là một cách hiểu không đúng về sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời trả lời từng lời cầu nguyện được đưa lên đến Ngài. Đôi khi Đức Chúa Trời trả lời "Không" hoặc "Chờ". Đức Chúa Trời chỉ hứa nhậm lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta cầu xin theo ý của Ngài. "Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta. Nếu chúng ta biết không cứ mình xin điều gì, Ngài cũng nghe chúng ta, thì chúng ta biết mình đã nhận lãnh điều mình xin Ngài." (I Giăng 5:14-15).

Cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Cầu nguyện theo ý Chúa là cầu nguyện những điều làm tôn cao và qui vinh hiển cho danh Đức Chúa Trời hoặc cầu nguyện cho những gì Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta cầu nguyện cho những điều không tôn cao Đức Chúa Trời hay không theo ý Chúa muốn cho cuộc sống của chúng ta, Thiên Chúa sẽ không ban cho những gì chúng ta cầu xin. Làm thế nào chúng ta có thể biết ý muốn của Đức Chúa Trời? Thiên Chúa hứa sẽ ban cho chúng ta sự hiểu biết khi ta cầu xin. Gia cơ 1:5 tuyên bố: "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Ðức Chúa Trời, là Ðấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho." Một nơi bắt đầu tốt là I Tê-sa-lô-ni-ca 5:12-24, trong đó tóm tắt nội dung nhiều điều về ý muốn của Thiên Chúa cho chúng ta. Tốt hơn là chúng ta phải hiểu lời Chúa, tốt hơn là chúng ta phải biết những điều cầu nguyện cho phải lẻ (Giăng 15:7). Càng biết những gì chúng ta cầu nguyện cho xứng đáng, Đức Chúa Trời trả lời càng nhiều "Được" theo lời cầu xin của chúng ta.


Câu hỏi: Cầu nguyện lặp lại cùng một điều có thể chấp nhận được không hay chúng ta chỉ nên cầu nguyện cho một điều gì đó một lần?

Trả lời:
Trong Lu-ca 18:1-7, Chúa Giê Su dùng dụ ngôn để minh họa tầm quan trọng của việc kiên trì cầu nguyện. Ngài kể về câu chuyện của một góa phụ đã đến một thẩm phán bất công để tìm kiếm công lý. Vì cớ người đàn bà kiên trì cầu xin nên vị thẩm phán đã động lòng thương. Điểm chính Chúa Giê Su nhấn mạnh là nếu một thẩm phán bất công còn chấp thuận đơn yêu cầu của một người kiên trì, Thiên Chúa yêu thương chúng ta sẽ làm nhiều hơn thế nào nữa cho- "những người được Ngài lựa chọn." (Câu 7) – việc trả lời cầu nguyện của chúng ta khi chúng ta liên tục cầu xin? Dụ ngôn này không dạy như chúng ta nhầm tưởng rằng nếu chúng ta kiên nhẫn cầu nguyện điều gì đó, thì Chúa bắt buộc phải cho ta. Đức Chúa Trời hứa chính Ngài báo trả, để minh oan cho họ, sửa lại những sai lầm của họ, xưng công bình cho họ, và giải cứu họ khỏi kẻ thù của họ. Ngài đã thực hiện điều này vì sự công bình của Ngài, sự thánh thiện của Ngài, và Ngài ghét tội lỗi; trong việc trả lời cầu nguyện, Ngài giữ lời hứa của Ngài và bày tỏ quyền năng của Ngài.

Chúa Giê Su cho một minh hoạ khác về sự cầu nguyện trong Lu-ca 11:5-12. Tương tự với dụ ngôn về thẩm phán bất công, sứ điệp của Chúa Giê Su trong đoạn văn này là nếu một người cho một người bạn nghèo cho dù có thể điều này gây bất tiện cho người ấy, Đức Chúa Trời sẽ cung cấp cho chúng ta những gì ta cần hơn nhiều, bởi vì không một lời cầu xin nào là bất tiện cho Ngài. Ở đây lời hứa không phải là chúng ta sẽ nhận được bất cứ điều gì chúng ta cầu xin nếu ta cứ tiếp tục cầu nguyện. Đức Chúa Trời hứa cho ta những gì ta cần, chứ không phải tất cả những gì ta muốn có. Và Ngài biết nhu cầu ta hơn la chính ta. Lời hứa tương tự được lặp lại trong Ma-thi-ơ 7:7-11 và trong Lu-ca 11:13 nơi mà “Ân tứ tốt" giải thích sâu xa hơn là được nhận Chúa Thánh Linh.

Cả hai đoạn Kinh Thánh đều khuyến khích chúng ta hãy cầu nguyện và cầu nguyện liên tục. Không có gì là sai nếu cầu xin nhiều lần cho cùng một điều. Miễn là những gì bạn đang cầu nguyện trong phạm vi ý muốn của Đức Chúa Trời (I Giăng 5:14-15), tiếp tục cầu xin cho đến khi Chúa đáp lại yêu cầu của bạn hoặc loại bỏ những ham muốn khỏi lòng của bạn. Đôi khi Đức Chúa Trời thúc giục chúng ta chờ đợi sự trả lời cầu nguyện của chúng ta bằng cách dạy chúng ta nhẫn nại và kiên trì. Đôi khi chúng ta cầu xin một điều gì đó trong khi nhận lấy nó chưa đúng thời điểm của Chúa cho cuộc sống của chúng ta. Đôi khi chúng ta cầu xin điều gì đó không phải là ý muốn của Chúa cho chúng ta thì Ngài nói "không". Cầu nguyện không chỉ là thời gian để trình bày những lời cầu xin của chúng ta với Đức Chúa Trời; Nó còn là cách Đức Chúa Trời bày tỏ ý muốn của Ngài cho tâm hồn chúng ta. Hãy giữ sự cầu xin, giữ sự gõ cửa, và giữ sự tìm kiếm Chúa cho đến khi Đức Chúa Trời đáp ứng lời cầu xin của bạn hoặc thuyết phục bạn rằng lời cầu xin của bạn không phải là ý muốn của Ngài dành cho bạn.


Câu hỏi: Cầu nguyện chung quan trọng phải không? Cầu nguyện chung mạnh hơn so với cầu nguyện riêng một mình phải không?

Trả lời:
Cầu nguyện chung là một phần quan trọng trong sinh hoạt sống của Hội Thánh, cùng với sự thờ phượng, nghe giáo lý , tiệc thánh, và thông công. Hội Thánh đầu tiên gặp nhau thường xuyên để học hỏi giáo lý của các sứ đồ, bẻ bánh, và cầu nguyện chung với nhau (Công vụ 2:42). Khi chúng ta cầu nguyện cùng chung với các tín hữu khác, hiệu quả có thể rất tích cực. Cầu nguyện chung khai trí và hợp nhất chúng ta khi chúng ta chia sẻ đức tin chung của chúng ta. Chúa Thánh Linh giống nhau ngự trong từng người làm cho lòng chúng ta vui mừng khi chúng ta nghe những lời ngợi khen ca ngợi Chúa và Cứu Chúa của chúng ta, kết nối chúng ta với nhau trong một thân duy nhất của sự thông công không tìm thấy có ở đâu khác trong đời thường.

Với những người cô đơn và vật lộn với nhiều gánh nặng cuộc sống thì nghe người khác cầu nguyện đưa những gánh nặng ấy trước ngôi ân điển thì quả thật là một động viên rất lớn. Nó cũng xây dựng trong chúng ta lòng yêu thương và quan tâm đến những người khác khi chúng ta cầu thay cho họ. Đồng thời, cầu nguyện chung sẽ chỉ được phản ánh tấm lòng của những những người tham dự. Chúng ta đến với Đức Chúa Trời trong sự khiêm nhường (Gia cơ 4:10), chân thật (Thi thiên145:18), vâng lời (1 John 3:21-22), với sự tạ ơn (Phi-líp 4:6) và tự tin (Hê-bơ-rơ 4:16). Tuy nhiên, cầu nguyện chung cũng có thể trở thành một nền tảng cho những điều không hướng đến với Đức Chúa Trời, mà hướng đến người nghe. Chúa Giê Su đã cảnh báo ta về những hành vi như vậy trong Ma-thi-ơ 6:5-8, theo đó Ngài chủ trương chúng ta không được phô trương, dài hơi, hoặc đạo đức giả trong lời cầu nguyện của chúng ta, mà ngược lại cầu nguyện cách kín đáo trong phòng riêng của chúng ta để tránh việc sử dụng lời cầu nguyện phô trương.

Không có chỗ nào trong Kinh Thánh cho thấy rằng cầu nguyện chung là "mạnh hơn" những lời cầu nguyện riêng trong ý nghĩa lay động bàn tay của Đức Chúa Trời. Quá nhiều con cái Chúa đánh đồng cầu nguyện với "nhận được nhiều điều từ Thiên Chúa," và nhóm cầu nguyện trở thành dịp tiện chủ yếu để kê ra một danh sách ước muốn của chúng ta. Tuy nhiên cầu nguyện theo Kinh Thánh, có nhiều khía cạnh bao gồm toàn bộ những khao khát tham gia vào ý thức và hiệp thông thân mật với Đức Chúa Trời thánh khiết, trọn vẹn, và công bình của chúng ta. Điều đó như là cách tạo nên sự ngợi khen và tình yêu tha thiết khiến Đức Chúa Trời ngoảnh tai nghe con cái Ngài để đổ ra nhiều ơn phước dư dật (Thi Thiên 27:4; 63:1-8), sinh ra sự thành tâm hối cải và xưng tội (Thi Thiên 51; Lu-ca 18:9-14), tạo ra lòng biết ơn dạt dào và cảm tạ (Phi-líp 4:6; Cô-lô-se 1:12), và tạo ra sự thành khẩn cầu thay cho những người khác (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:11; 2:16).

Cầu nguyện, sau đó, chuẩn bị hợp tác với Đức Chúa Trời để mang về kế hoạch của Ngài, không phải cố gắng để bẻ cong Ngài theo ý muốn chúng ta. Khi chúng ta từ bỏ những ham muốn riêng của chúng ta trong sự trình bày cho Đấng hiểu biết hoàn cảnh của chúng ta tốt hơn chúng ta tưởng vì Ngài là Đấng "Biết những gì chúng ta cần trước khi chúng ta cầu xin" (Ma-thi-ơ 6:8), những lời cầu nguyện của chúng ta đạt đến mức cao nhất. Những lời cầu nguyện trình lên theo ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn được trả lời tích cực, cho dù được trình lên bởi một người hay hàng ngàn người.

Ý tưởng cầu nguyện chung có nhiều khả năng lay chuyển bàn tay của Thiên Chúa xuất phát từ sự giải thích sai câu Ma-thi-ơ 18:19-20 "Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ." Những câu này đến từ một đoạn lớn hơn mà chỉ là thủ tục cho phần tiếp theo trong trường hợp Hội Thánh kỷ luật một thành viên phạm tội. Để giải thích điều này những tín hữu hứa kiểm soát hoàn toàn về mọi điều họ có thể hiệp ý cầu xin Đức Chúa Trời cho, phạm tội hay khờ dại thế nào không thành vấn đề, nhưng sự giải thích không chỉ không thích hợp với bối cảnh của luật lệ Hội Thánh mà còn phủ nhận phần còn lại của Kinh Thánh, đặc biệt là quyền tể trị của Thiên Chúa .

Ngoài ra, để tin rằng khi "hai hoặc ba người tập hợp" để cầu nguyện, một số đẩy lên quyền năng phép lạ tự động áp dụng cho lời cầu nguyện của chúng ta mà không có sự hỗ trợ từ Kinh Thánh. Tất nhiên là Chúa Giê Su hiện ra khi hai hay ba người cầu nguyện, nhưng Ngài cũng có mặt như vậy khi một tín hữu cầu nguyện một mình, thậm chí nếu người đó xa cách với những người khác hàng ngàn dặm. Cầu nguyện chung quan trọng bởi vì việc đó tạo ra sự thống nhất (Giăng 17:22-23), là khía cạnh quan trọng của các tín hữu khích lệ lẫn nhau (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:11) và thúc giục nhau bằng tình yêu thương và những việc tốt lành (Hê-bơ-rơ 10:24).