Các câu hỏi về ngày tận thế




Câu hỏi: Theo lời tiên tri về ngày tận thế thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:
Kinh Thánh có nói nhiều lần về ngày tận thế. Gần như mỗi sách của Kinh Thánh đều có chứa những lời tiên tri liên quan đến ngày tận thế. Lấy tất cả các lời tiên tri này và sắp đặt lại có thể khó làm. Sau đây là tóm tắt ngắn về những gì Kinh Thánh tuyên bố sẽ xảy ra trong ngày tận thế.

Đấng Christ sẽ đưa tất cả các tín đồ tái sinh khỏi thế giới, thường được gọi là "Hội thánh hoan hỉ" (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; I Cô-rinh-tô 15:51-54). Chúa sẽ làm người phán xét các tín đồ này, hoặc là họ sẽ được thưởng về những việc lành và sự phục vụ tận tụy trong suốt thời gian sống trần tục hoặc sẽ mất phần thưởng vì đã không tận tụy và không vâng lời Chúa, tuy nhiên họ không mất đi đời sống vĩnh hằng(I Cô-rinh-tô 3:11-15; II Cô-rinh-tô 5:10).

Những kẻ thuộc phe chống Christ sẽ tập hợp sức mạnh và ký một giao ước với Israel trong bảy năm (Đa-ni-ên 9:27). Giai đoạn bảy năm này được gọi là "Hoạn nạn”. Trong giai đoạn này, chiến tranh bùng nổ, nạn đói, dịch bệnh, và thiên tai xảy ra khắp nơi. Đức Chúa Trời sẽ trút cơn thịnh nộ của Ngài trước tội lỗi của nhân loại. Giai đoạn “hoạn nạn” cũng sẽ có sự xuất hiện của bốn người đàn ông cưỡi ngựa trong sách Khải huyền, bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát phán xét.

Vào khoảng giữa của bảy năm ấy, phe chống Đấng Christ sẽ phá vỡ giao ước hòa bình ký với Israel và gây chiến. Phe ấy sẽ "can quét, tàn phá" và lập đền thờ ngay trong đền thờ Jerusalem (Đa-ni-ên 9:27; II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-10), mà sẽ được xây dựng lại. Nửa sau của thời hoạn nạn được biết đến như là "Đại nạn" (Khải Huyền 7:14) và "thời kỳ khổ sở của nhà Gia Cốp" (Giê-rê-mi 30:7).

Vào cuối giai đoạn hoạn nạn, phe chống Đấng cứu thế sẽ phát động một cuộc tấn công cuối cùng vào Jerusalem, cực điểm trong trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Chúa cứu thế Giê Su sẽ trở lại, chống lại phe này và ném chúng vào hồ lửa (Khải Huyền 19:11-21). Chúa cứu thế sau đó sẽ trói Satan trong vực sâu 1.000 năm và đấng Christ sẽ cai trị trên trái đất trong thời kỳ ngàn năm này (Khải Huyền 20:1-6).

Khi giai đoạn một ngàn năm kết thúc, Satan sẽ được thả ra, bị đánh bại một lần nữa, và sau đó bị ném vào hồ lửa (Khải Huyền 20:7-10) đến muôn đời. Chúa cứu thế sau đó phán xét tất cả các người ngoại đạo (Khải Huyền 20:10-15) tại toà án trắng và ném tất cả họ vào trong hồ lửa. Chúa cứu thế sẽ mở ra trời mới, đất mới và Jerusalem mới-nơi sinh sống vĩnh hằng của các tín đồ cơ đốc. Sẽ không còn tội lỗi, buồn đau hay chết choc (Khải Huyền 21-22).


Câu hỏi: Những dấu hiệu của ngày tận thế là gì?

Trả lời:
Ma-thi-ơ 24:5-8 cho chúng ta một số manh mối quan trọng để chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu của ngày tận thế đến gần, "Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người. Các ngươi sẽ nghe nói về chiến tranh, nhưng hãy xem như là ta chưa nghe, vì chiến tranh có xảy ra thì ngày tận thế sẽ đến. Các vương quốc và đất nước chém giết lẫn nhau; nạn đói và động đất hoành hành". Dấu hiệu của ngày tận thế là khi xuất hiện nhiều Mê-si giả, chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh và thiên tai hoành hành. Tuy nhiên trong đoạn này chúng ta được cảnh báo: Đừng để bị lừa dối, bởi vì những điều này chỉ là khởi đầu cho ngày tận thế, giống như phải trai qua những đau đớn sinh nở thì mới có em bé chào đời.

Một số học giả cắt nghĩa rằng động đất, biến động chính trị, và những cuộc tấn công vào Israel là dấu hiệu chắc chắn rằng ngày cuối cùng đang đến. Dẫu rằng những điều này là dấu hiệu của tận ngày thế thì điều đó không có nghĩa là ngày tận thế đang đến. Sứ đồ Phao Lô cảnh báo rằng những ngày cuối cùng trước tận thế thì sẽ có nhiều Mê si giả và những giảng dạy lệch lạc. "Vả, Ðức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ." (I Ti-mô-thê 4:1). Những ngày cuối được mô tả như là "thời kỳ hiểm hoạ" vì những tính ác độc của con người và những người tích cực "chống lại sự thật" (II Ti-mô-thê 3:1-9; xem thêm II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3).

Những dấu hiệu khác có thể xảy ra bao gồm việc tái dựng lại đền thờ Do Thái tại Jerusalem, sự gia tăng thù địch đối với Israel và thúc đẩy hướng tới một chính phủ toàn cầu. Tuy nhiên dấu hiệu nổi bật nhất của ngày tận thế là quốc gia Israel. Năm 1948, Israel đã được công nhận là một nhà nước có chủ quyền, đây là lần đầu tiên kể từ năm 70 sau Công nguyên Israel được tự do. Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng con cháu của ông sẽ có Ca-na-an như là "sở hữu mãi mãi" (Sáng thế ký 17:8), và tiên tri Ê-xê-chi-ên nói tiên tri về sự hồi phục cả thể chất lẫn tinh thần của dân Israel (Ê-xê-chi-ên chương 37). Dân tộc Israel có đất riêng của mình là điều hệ trọng trong ánh sáng của lời tiên tri ngày cuối vì sự nổi bật của Israel trong ngày tận thế (Đa-ni-ên 10:14, 11:41; Khải Huyền 11:8).

Từ những điều trên, ta có thể nhận biết được khi ngày tận thế đến gần. Tuy nhiên chúng ta không nên coi một trong những dấu hiệu này như là dấu hiệu chắc chắn của ngày tận thế. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta đầy đủ thông tin để ta chuẩn bị và đó là những gì chúng ta cần làm.


Câu hỏi: Hội Thánh hoan hỉ là gì?

Trả lời:
Kinh thánh không chép lại đoạn nào có từ “hoan hỉ”. Tuy nhiên, kinh thánh lại giảng rất rõ ràng khái niệm về hoan hỉ. Hội Thánh hoan hỉ là sự kiện mà Đức Chúa Trời đưa tất cả tín đồ khỏi trái đất để Ngài phán xét công minh suốt giai đoạn “hoạn nạn”. Sự hoan hỉ này được mô tả chủ yếu trong I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18 và I Cô-rinh-tô 15:50-54. Đức Chúa Trời sẽ hồi sinh tất cả các tín đồ đã chết, ban cho họ những thân thể vinh hiển và đưa họ rời khỏi trái đất, cùng với các tín đồ còn sống và vào các tín đồ này cũng được những thân thể vinh hiển. "Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Ðức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Ðấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn."(I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17).

Sự hoan hỉ tự nhiên xảy ra ngay lập tức, và chúng ta sẽ nhận được thân thể vinh quang tại thời điểm đó. "Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa."(I Cô-rinh-tô 15:51-52). Hoan hỉ là sự kiện vinh quang tất cả chúng ta chẳng bao lâu sẽ được. Chúng ta cuối cùng sẽ được tự do khỏi tội lỗi. Chúng ta sẽ được ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời mãi mãi. Có quá nhiều tranh luận về ý nghĩa và phạm vi của sự hoan hỉ. Đây không phải là ý định của Thiên Chúa. Thay vào đó, trong mối liên quan đến sự hoan hỉ, Đức Chúa Trời muốn chúng ta "khuyến khích nhau với những từ này" (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:18).


Câu hỏi: Hoạn nạn là gì? Làm thế nào chúng ta biết được hoạn nạn sẽ cuối bảy năm?

Trả lời:
Hoạn nạn là một tương lai bảy năm khoảng thời gian khi Thiên Chúa kết thúc sự khuyên dạy của Ngài đối với dân Israel và hoàn tất sự phán xét của Ngài đối với thế giới vô tín. Hội Thánh tạo nên từ tất cả những người có niềm tin cá nhân vào công việc của Chúa Giê Su cứu họ khỏi bị hình phạt tội lỗi, họ sẽ không có mặt trong hoạn nạn. Hội Thánh sẽ được chuyển khỏi trái đất trong một sự kiện được gọi là hoan hỉ (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18; I Cô-rinh-tô 15:51-53). Hội Thánh được cứu khỏi cơn giận đang đến (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:9). Trong suốt Kinh Thánh, hoạn nạn được gọi bằng những tên khác như Ngày của Chúa (Ê sai 2:12; 13:6-9; Giô-ên 1:15; 2:1-31; 3:14; I Tê-sa-lô-ni-ca 5:2 ); Khốn khổ hoặc hoạn nạn (Phục truyền 4:30; Sô-phô-ni 1:1); đại nạn, trong đó đề cập đến một nửa sau trong giai đoạn bảy năm dữ dội hơn (Ma-thi-ơ 24:21); thời khốn khổ hoặc ngày đau khổ (Đa-ni-ên 12 : 1; Sô-phô-ni 1:15); kỳ tai hoạ của nhà Gia cốp (Giê-rê-mi 30:7).

Hiểu sách Đa-ni-ên 9:24-27 là cần thiết để biết được mục đích và thời gian của hoạn nạn. Đoạn này nói về 70 tuần lễ đã được tuyên bố chống lại "dân tộc của Đa-ni-ên". Dân của Đa-ni-ên là người Do Thái, nuớc Israel, và Đa-ni-ên 9:24 Nói đến thời điểm mà Đức Chúa Trời ban cho "Chấm dứt sự vi phạm, đặt giờ cuối cho tội lỗi, chuộc tội cho kẻ dữ, mang lại sự công bình mãi mãi, đóng ấn lên khải tượng và lời tiên tri và xức dầu thánh tuyệt đối" Đức Chúa Trời tuyên bố rằng "Bảy mươi lần bảy" sẽ hoàn thành tất cả những điều này. Điều này là 70 lần 7 của năm, hoặc 490 năm. (Một số bản dịch cho rằng 70 tuần lễ của năm) một phần khác của đoạn này đã xác nhận trong sách Đa-ni-ên. Câu 25 và câu 26 Đa-ni-ên nói rằng Đấng Mê-si sẽ bị loại bỏ sau "bảy lần bảy và sáu mươi hai lần bảy" (tổng cộng 69 lần bảy), sau nghị định tái xây dựng Jerusalem. Trong những từ khác 69 lần bảy của năm (483 năm) sau khi nghị định xây dựng lại Jerusalem, Đấng Mê-si bị loại trừ. Những sử gia Kinh Thánh xác nhận kể từ nghị định tái xây dựng Jerusalem đến thời gian Chúa Giêsu chịu đóng đinh là 483 năm. Hầu hết các học giả Cơ Đốc giáo, bất chấp tới quan điểm về thuyết mạt thế của họ (những điều tương lai và những sự kiện tương lai), có dựa trên sự hiểu biết về 70 lần 7 của Đa-ni-ên.

Với 483 năm đã trôi qua từ nghị định tái xây dựng Jerusalem đến Đấng Mê-si, điều này còn để lại một khoảng thời gian bảy năm ứng nghiệm trong thuật ngữ của Đa-ni-ên 9:24: "Chấm dứt sự vi phạm, đặt giờ cuối cho tội lỗi, chuộc tội cho kẻ dữ, mang lại sự công bình mãi mãi, đóng ấn lên khải tượng và lời tiên tri và xức dầu thánh tuyệt đối " thời gian bảy năm cuối cùng được gọi là thời kỳ hoạn nạn-đó là thời gian khi Đức Chúa Trời hoàn tất việc phán xét dân Israel về tội lỗi của họ.

Đa-ni-ên 9:27 cho một vài điểm nổi bật trong giai đoạn bảy năm hoạn nạn: "Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cách gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định" Người được nói đến trong câu này là người mà Chúa Giê Su gọi là “Kẻ kinh khiếp gây nên sự tàn phá". ( Ma-thi-ơ 24:15) và được gọi là "Con thú" trong Khải Huyền 13. Đa-ni-ên 9:27 nói rằng con thú sẽ lập một giao ước bảy năm, nhưng ở giữa “tuần” này (3 năm rưỡi hoạn nạn), nó sẽ phá giao ước, chấm dứt việc dâng tế lễ. Khải Huyền 13 giải thích rằng con thú sẽ đặt một hình ảnh của mình tại đền thờ này và yêu cầu cả thế giới thờ nó. Khải Huyền 13:5 nói rằng điều này sẽ diễn ra trong 42 tháng, tức 3 năm rưỡi. Kể từ khi Đa-ni-ên 9:27 nói rằng điều này sẽ xảy ra vào giữa tuần và Khải Huyền 13:5 nói rằng con thú sẽ làm điều này trong một khoảng thời gian 42 tháng, dễ dàng thấy rằng tổng chiều dài thời gian là 84 tháng hoặc bảy năm. Cũng xem Đa-ni-ên 7:25 nơi mà “một kỳ thời gian, những kỳ và phân nửa thời gian" (kỳ thời gian = 1 năm; những kỳ thời gian = 2 năm; nửa thời gian = nửa năm; tổng số là ba năm rưởi) cũng đề cập đến "đại nạn" ở nửa sau của bảy năm hoạn nạn thời kỳ khi con thú sẽ được quyền lực.

Tham khảo thêm về hoạn nạn, xem Khải Huyền 11:2-3, nói đến 1.260 ngày và 42 tháng, và Đa-ni-ên 12:11-12, nói đến 1.290 ngày và 1.335 ngày. Những ngày này có một tham chiếu đến thời kỳ giữa hoạn nạn. Những ngày thêm trong Đa-ni-ên đoạn 12 bao gồm thời gian cuối cùng của sự phán xét các quốc gia (Ma-thi-ơ 25:31-46) và thời gian thiết lập vương quốc ngàn năm của Chúa cứu thế (Khải Huyền 20:4-6).


Câu hỏi: Khi nào sự hoan hỉ sẽ xảy ra trong tương quan với hoạn nạn?

Trả lời:
Thời gian của hoan hỉ liên quan đến giai đoạn hoạn nạn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong Hội Thánh ngày hôm nay. Ba quan điểm chính là tiền nạn (Hoan hỉ xảy ra trước hoạn nạn), trung nạn (Hoan hỉ xảy ra tại hoặc gần điểm giữa của hoạn nạn), và hậu nạn (Hoan hỉ xảy ra vào cuối những hoạn nạn) Quan điểm thứ tư, thường được gọi là trước cơn thạnh nộ, là một sự sửa đổi chút ít của vị trí giữa hoạn nạn.

Trước tiên điều quan trọng là nhận ra mục đích của các hoạn nạn. Theo Đa-ni-ên 9:27, giai đoạn bảy của tuần thứ bảy mươi (bảy năm) vẫn chưa tới. Toàn bộ lời tiên tri của Đa-ni-ên về giai đoạn bảy của tuần thứ bảy mươi (Đa-ni-ên 9:20-27) là nói với dân Israel. Đó là thời điểm mà Đức Chúa Trời tập trung sự chú ý đặc biệt của Ngài trên dân Israel. Giai đoạn bảy của tuần thứ bảy mươi, hoạn nạn, cũng là thời gian Đức Chúa Trời thoả thuận cụ thể với dân Israel. Trong khi điều này không nhất thiết phải cho thấy rằng Hội Thánh có thể cũng không có mặt giai đoạn này, nó không mang đến câu hỏi tại sao Hội Thánh cần ở trên trái đất trong suốt thời gian đó.

Đoạn Kinh Thánh căn bản về sự hoan hỉ là I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13-18. Nói rằng tất cả các tín hữu sống, cùng với tất cả các tín hữu đã qua đời, sẽ gặp Chúa Giê Su trên không trung và sẽ ở với Ngài mãi mãi. Hoan hỉ là vì Đức Chúa Trời đem những người thuộc về Ngài rời khỏi trái đất. Một vài câu sau đây trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:9 Phao Lô nói "Vì Ðức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Chúa cứu thế Giê Su chúng ta." Sách Khải Huyền, liên quan chủ yếu đến thời điểm của các hoạn nạn, là thông điệp tiên tri của Đức Chúa Trời cách Ngài sẽ trút đổ cơn giận của Ngài trên trái đất trong suốt thời gian hoạn nạn. Đức Chúa Trời không thể mâu thuẩn hứa cho các tín hữu họ sẽ không phải chịu cơn thạnh nộ rồi sau đó để họ lại trên trái đất để chịu đựng cho đến khi qua hết cơn giận của những hoạn nạn. Sự thật là Đức Chúa Trời hứa đem các tín hữu ra khỏi cơn thịnh nộ ngay sau khi hứa đem con cái của Ngài rời khỏi trái đất hai sự kiện này liên kết lại với nhau.

Một đoạn quan trọng khác về thời điểm của sự hoan hỉ là Khải Huyền 3:10, trong đó Chúa cứu thế hứa giải cứu các tín hữu khỏi giờ "của thử thách" mà nó sắp đến trên đất. Điều này có thể hiểu theo hai cách: Hoặc là Chúa cứu thế sẽ bảo vệ các tín hữu tại giữa những cơn thử thách, hoặc Ngài sẽ giải cứu các tín hữu ra khỏi những cơn thử thách. Cả hai đều có ý nghĩa giá trị của tiếng Hy Lạp dịch là "ra khỏi". Tuy nhiên, điều quan trọng để nhận ra những tín hữu được hứa giữ gìn ra khỏi. Không chỉ thử thách, nhưng “giờ" của thử thách. Chúa cứu thế hứa sẽ giữ cho các tín hữu khỏi từng thời điểm có chứa các thử thách, cụ thể là các hoạn nạn. Mục đích của hoạn nạn, mục đích của hoan hỉ, ý nghĩa của I Tê-sa-lô-ni-ca 5:9, và giải thích của Khải Huyền 3:10 hỗ trợ rõ ràng cho tất cả vị trí trước khi hoạn nạn xảy ra. Nếu Kinh Thánh được hiểu theo nghĩa đen và nhất quán, vị trí tiền nạn là cơ sở giải thích theo Kinh Thánh hợp lý nhất.


Câu hỏi: Chúa cứu thế Giê Su đến lần thứ hai làm gì?

Trả lời:
Chúa cứu thế Giê Su đến lần thứ hai là niềm hy vọng của các tín hữu rằng Thiên Chúa đang kiểm soát tất cả mọi việc, và lời hứa cùng với những lời tiên tri của Đức Chúa Trời là thành tín. Trong lần đầu tiên Ngài đến, Chúa cứu thế Giê Su đã đến trái đất như một hài nhi tại một nhà trọ thành Bết-lê-hem đúng như lời tiên tri. Chúa Giê Su làm ứng nghiệm nhiều lời tiên tri về Đấng Mê-si trong thời gian giáng sinh của Ngài, cuộc sống của Ngài, sứ mạng của Ngài, sự chết và sự phục sinh của Ngài. Tuy nhiên, có một số lời tiên tri về Đấng Mê-si mà Chúa Giê Su chưa hoàn thành. Đấng cứu thế đến lần thứ hai là sự trở lại của Đấng cứu thế hoàn tất các lời tiên tri còn lại. Trong lần đến đầu tiên của Ngài, Chúa Giê Su là đầy tớ đau khổ. Lần đến thứ hai của Ngài, Chúa Giê Su sẽ là nhà vua chinh phục. Trong lần đầu tiên Ngài đến, Chúa Giê Su đến trong tình trạng khiêm tốn nhất. Lần thứ hai Ngài đến, Chúa Giê Su sẽ đến với đoàn quân của thiên đàng bên cạnh Ngài.

Các tiên tri Cựu Ước không làm rõ sự phân biệt giữa hai lần đến. Điều này có thể được thấy trong Ê-sai 7:14, 9:6-7 và Xa-cha-ri 14:4. Như là kết quả của các lời tiên tri hình như nói đến hai cá nhân, nhiều học giả Do Thái tin rằng có cả hai một Đấng Mê-si đau khổ và một Đấng Mê-si chinh phục. Những gì họ không thể hiểu được là chỉ có một Đấng Mê-si và Ngài sẽ làm trọn cả hai vai trò. Chúa Giê Su đã ứng nghiệm vai trò của người đầy tớ đau khổ (Ê-sai chương 53) trong lần đầu tiên của Ngài tới. Chúa Giê Su sẽ hoàn tất vai trò của Đấng giải cứu Israel và làm vua trong lần đến thứ hai của Ngài. Xa-cha-ri 12:10 và Khải Huyền 1:7 mô tả lần đến thứ hai, dân Israel và toàn thế giới nhìn lại thấy Chúa Giê Su bị đâm xuyên thủng khiến họ sẽ khóc than vì đã không chấp nhận Ngài là Đấng Mê-si lần đầu tiên Ngài đến.

Sau khi Chúa Giê Su thăng thiên về trời, những thiên sứ đã công bố cho các sứ đồ " Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Giê Su nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy."(Công vụ 1:11). Xa-cha-ri 14:4 xác định vị trí lần thứ hai Chúa đến là núi Ô-li-ve. Ma-thi-ơ 24:30 tuyên bố "Khi ấy, điềm Con người sẽ hiện ra ở trên trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống." Tit 2:13 mô tả lần thứ hai Chúa đến như là một" vinh quang xuất hiện. "

Chúa đến lần thứ hai được nói bằng các chi tiết lớn nhất trong Khải Huyền 19:11-16, "Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Ðấng cưỡi ngựa ấy gọi là Ðấng trung tín và chân thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu. Mắt Ngài như ngọn lửa; trên đầu có nhiều mão triều thiên, lại có đề một danh, ngoài Ngài ra không ai biết được. Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Ðức Chúa Trời. Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cưỡi ngựa bạch theo Ngài. Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời toàn năng. Trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là: VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA.


Câu hỏi: Vương quốc ngàn năm là gì, có nên hiểu theo nghĩa đen?

Trả lời:
Vương quốc ngàn năm là tựa đề được đặt cho ngàn năm trị vì của Chúa cứu thế Giê Su trên trái đất. Một số người tìm cách giải thích ngàn năm theo cách ẩn dụ. Một số hiểu ngàn năm đơn thuần như là một cách tượng trưng của lối nói "thời điểm của một thời gian dài." không phải theo nghĩa đen, sự trị vì của Chúa cứu thế Giê Su trên trái đất. Tuy nhiên, sáu lần trong Khải Huyền 20:2-7, vương quốc ngàn năm được nói cụ thể là 1.000 năm dài. Nếu Đức Chúa Trời muốn nói "một thời gian dài" Ngài có thể dễ dàng làm như vậy mà không cần liên tục nhắc đến rõ ràng khung thời gian chính xác.

Kinh Thánh nói với chúng ta khi Chúa cứu thế trở lại trái đất Ngài sẽ thực hiện chính Ngài làm vua ở Jerusalem, ngồi trên ngai vàng của Đa Vít (Lu-ca 1:32-33). Các giao ước vô điều kiện đòi hỏi nghĩa đen, sự trở lại trong hình thể của Chúa cứu thế để thành lập vương quốc. Giao ước Áp-ra-ham đã hứa cho Israel một vùng đất, người nối dõi, một nhà cai trị, và phước lành thuộc linh (Sáng thế ký 12:1-3). Giao ước Palestine đã hứa cho Israel phục hồi đất và chiếm hữu đất (Phục truyền 30:1-10). Giao ước Đa Vít đã hứa cho Israel được tha thứ, theo phương tiện đó quốc gia có thể được phước lành. (Giê-rê-mi 31:31-34).

Trong lần trở lại thứ hai, các giao ước này sẽ được ứng nghiệm khi Israel tái tập hợp từ các quốc gia (Ma-thi-ơ 24:31), thay đổi (Xa-cha-ri 12:10-14), và phục hồi lảnh thổ dưới sự cai trị của Đấng Mê Si, Đấng cứu thế Giê Su. Kinh Thánh nói về điều kiện trong thiên niên kỷ là một môi trường hoàn hảo về thể chất và tâm tinh. Nó sẽ là một thời kỳ bình an (Mi-chê 4:2-4; Ê sai 32:17-18), vui mừng (Ê sai 61:7,10), sung túc (Ê sai 40:1-2), và không có đói nghèo hay bệnh tật (A mốt 9:13-15; Giô ên 2:28-29). Kinh Thánh cũng nói với chúng ta rằng chỉ các tín hữu sẽ vào vương quốc ngàn năm. Bởi vì đây là thời gian của sự công bình hoàn toàn (Ma-thi-ơ 25:37; Thi thiên 24:3-4), Vâng lời (Giê-rê-mi 31:33), thánh thiện (Ê sai 35:8), sự thật (Ê sai 65:16), và đầy dẫy Thánh Linh (Giô ên 2:28-29). Chúa cứu thế sẽ cai trị như vua (Ê sai 9:3-7; 11:1-10), với Đa Vít như nhiếp chính (Giê-rê-mi 33:15-21; A mốt 9:11). Những quý tộc và các nhà cai trị cũng sẽ cai trị (Ê sai 32:1; Ma-thi-ơ 19:28), và Jerusalem sẽ là trung tâm chính trị của thế giới (Xa-cha-ri 8:3).

Khải Huyền 20:2-7 cho khoảng thời gian chính xác của vương quốc ngàn năm. Mặc dù không có những câu Kinh thánh này, có vô số những người khác chỉ ra một triều đại của Đấng Mê Si trên trái đất theo nghĩa đen. Việc ứng nghiệm nhiều giao ước cùng lời hứa của Đức Chúa Trời dựa trên nghĩa đen về vương quốc trên đất trong tương lai. Không có cơ sở căn bản để từ chối việc giải thích vương quốc ngàn năm và thời gian của nó là 1.000 năm theo nghĩa đen.