Các câu hỏi về nhân loại




Câu hỏi: Con người được tạo nên giống hình ảnh và giống như Thiên Chúa có nghĩa gì (Sáng thế ký 1:26-27)?

Trả lời:
Vào ngày sáng thế cuối cùng, Đức Chúa Trời nói: "Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất" (Sáng thế ký 1:26). Vì thế, Ngài đã tạo nên con người từ bụi đất và ban cho con người sự sống bằng chính hơi thở của Ngài (Sáng thế ký 2:7). Theo đó, chỉ con người duy nhất trong số tất cả các tạo vật của Thiên Chúa có cả hai cơ thể vật chất và linh hồn phi vật chất hay còn gọi là tâm linh.

Con người được tạo ra dưới hình tượng của thiên chúa. A Đam không giống với Thiên Chúa theo ý nghĩa có xác thịt và huyết của Thiên Chúa. Kinh Thánh nói rằng "Thiên Chúa là thần linh" (Giăng 4:24) và vì thế Ngài tồn tại mà không cần cơ thể. Tuy nhiên, Ngài tạo ra A-Đam để cai quản khu vườn. Thân thể A Đam phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời. Nó hoàn hảo tới mức trường tồn và chẳng bao giờ chết đi.

Hình ảnh của Thiên Chúa được xem như phần phi vật thể của con người. Đây chính là điểm con người khác với động vật, thích hợp với vai trò quyền cai quản trên trái đất (Sáng thế ký 1:28) mà Chúa đã ban cho. Con người giống Chúa về ý chí, đạo đức, và xã hội.

Về mặt nhận thức, con người được tạo ra giống như một hữu thể có lý chí và ý chí. Nói cách khác, con người có nhận thức và có thể đưa ra lựa chọn. Nó thể hiện trí tuệ và sự tự do của Chúa. Khi một ai đó sáng tạo ra máy móc, viết một cuốn sách, vẽ một bức họa, thưởng thức một bản nhạc, hay đơn giản là đặt tên cho con vật nuôi trong nhà, thì người đó cũng đã khẳng định sự thật là con người được tạo ra dưới hình ảnh của Thiên Chúa.

Về mặt đạo đức, con người đã được tạo ra trong sáng và vô tội - phản ánh sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thiên Chúa thấy tất cả các sự vật Ngài đã tạo ra (bao gồm con người) và cho rằng mọi thứ đều "Rất tốt" (Sáng thế ký 1:31). Lương tâm của chúng ta chính là dấu tích từ khởi thủy Thiên chúa sáng thế. Vì vậy khi ta làm việc thiện thì ta tự cảm thấy lương tâm thoải mái, bởi vì đó là hình ảnh nguyên thủy ta đã được tạo ra.

Về mặt xã hội, con người có những mối quan hệ gắn kết. Điều này phản ánh tính chất tam vị nhất thể của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Trong vườn Ê-đen, mối quan hệ đầu tiên của con người là với Thiên Chúa (Sáng thế ký 3:8 ngụ ý thông công với Thiên Chúa), sau đó Thiên Chúa tạo ra người phụ nữ bởi vì "Người nam ở một mình thì không tốt" (Sáng thế ký 2:18). Khi con người kết hôn, kết bạn, ôm một đứa trẻ vào lòng, hay đi nhà thờ ( có mối quan hệ với những người khác), ấy là khi người đó làm theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Một phần của việc tạo ra dưới hình ảnh của Thiên chúa là A-Đam có khả năng tự lựa chọn. Mặc dù được tạo ra vô tội, A-Đam đã lựa chọn chống lại Thiên Chúa. Điều này đã hủy hoại hình ảnh của Thiên Chúa trong A-Đam, và A-Đam đã đem theo hình ảnh chống nghịch ấy đến cho tất cả hậu tự (Rô-ma 5:12). Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn mang hình ảnh của Thiên Chúa (Gia cơ 3:9), nhưng chúng ta cũng mang dấu vết của tội lỗi. Về nhiều măt bao gồm nhận thức, đạo đức, xã hội và thể chất, chúng ta đều để lộ ảnh hưởng của tội lỗi.

Đáng mứng là Chúa không bỏ mặc chúng ta. Ngài lập ra kế hoạch để cứu rỗi loài người khỏi tội lỗi. Khi Chúa cứu chuộc một người, Ngài bắt đầu khôi phục hình ảnh ban đầu của Đức Chúa Trời, tạo ra một "Người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Ðức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật. (Ê-phê-sô 4:24). Cứu rỗi ấy chỉ có được bởi ân điển của Đức Chúa Trời qua đức tin đối với Chúa Giê Su Christ. Chúa Giê-Su đã đem chúng ta ra khỏi những tội lỗi, và là cây cầu nối chúng ta quay trở lại với Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:8-9). Thông qua Chúa cứu thế, chúng ta được làm nên mới trong hình ảnh của Đức Chúa Trời ( II Cô-rinh-tô 5:17).


Câu hỏi: Con người có tâm linh hay không?

Trả lời:
Sáng thế ký 1:26-27 nêu lên điểm khác biệt của con người với tất cả các tạo vật khác. Con người được tạo ra với hai dạng vật chất và phi vật chất. Con người khi mới được tạo ra dưới bàn tay của Chúa thì có mối liên hệ gắn bó với chúa, và là hiện thân của Chúa. Dạng vật chất thì hữu hình (chân, tay, v.v..), còn dạng phi vật chất thì vô hình (linh hồn, tâm linh, trí tuệ, ý chí, lương tâm.v.v…). Dạng vật chất thì già đi, và mất đi theo thời gian, còn dạng vật chất thì tồn tại vượt qua thời gian.

Vậy kinh thánh nói gì về dạng phi vật chất của con người? Sáng thế ký 2:7 nói rằng người đàn ông đã được tạo ra như một linh hồn sống. Dân số ký 16:22 Danh Thiên Chúa là “Thiên Chúa của phần thuộc linh" được sở hữu bởi tất cả nhân loại. Châm ngôn 4:23 nói cho chúng ta, "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra." cho thấy tấm lòng là trung tâm của ý chí và cảm xúc của con người. Công vụ các sứ đồ 23:1 nói: "Phao-lô mắt chăm chỉ trên tòa công luận, nói rằng: Hỡi các anh em, trước mặt Ðức Chúa Trời, tôi đã ăn ở trọn lương tâm tử tế cho đến ngày nay." Ở đây Phao- lô đề cập đến lương tâm là một phần của tâm trí làm cho chúng ta biết đúng hoặc sai. Rô-ma 12:2 nói "Ðừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Ðức Chúa Trời là thể nào." Những câu Kinh Thánh này, và một số câu khác xem xét những khía cạnh khác nhau của phần phi vật chất của nhân loại.

Có hai quan điểm về con người là nhị phân và tam phân. Theo đó, con người có thể là nhị phân(bao gồm thân thể và linh hồn) hoặc là tam phân(thân thể, linh hồn, và tâm linh). Một câu Kinh Thánh chính trong Hê-bơ-rơ 4:12: "Vì lời của Ðức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng." Câu này cho chúng ta ít nhất hai điều về việc tranh luận này. Linh hồn và tâm linh có thể được chia làm hai và sự phân chia linh hồn và tâm linh là phần chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể phân biệt. Thay vì tập trung vào những điều chúng ta không thể biết chắc chắn, tốt hơn nên tập trung vào Tạo Hóa Đấng đã tạo ra chúng ta. "Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm" (Thi Thiên 139:14).


Câu hỏi: Sự khác biệt giữa hồn và linh là gì?

Trả lời:
Hồn và linh là hai khía cạnh chính phi vật chất mà kinh thánh đề cập đến khi nói đến nhân loại. Hai khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. "Linh" chỉ ám chỉ khía cạnh phi vật chất của con người. Con người có linh, nhưng chúng ta không phải là linh. Trong Kinh Thánh, chỉ có các tín hữu được gọi là linh sống ( I Cô-rinh-tô 2:11; Hê-bơ-rơ 4:12; Gia cơ 2:26), trong khi người không tin Chúa là linh chết (Ê-phê-sô 2:1-5; Cô-lô-se 2:13). Trong các thư tín của Phao lô, linh rất quan trọng với đời sống của các tín hữu ( I Cô-rinh-tô 2:14, 3:1; Ê-phê-sô 1:3; 5:19; Cô-lô-se 1:9; 3:16). Linh là yếu tố Đức Chúa Trời ban cho để ta có thể liên hệ với Thiên Chúa. Bất cứ khi nào từ "Linh" được sử dụng, nó dùng để chỉ một phần phi vật chất của con người "kết nối" với Thiên Chúa, vì Ngài là linh. (Giăng 4:24).

Từ "Hồn" có thể ám chỉ cả hai mặt phi vật chất hay vật chất của loài người. Không giống với khái niệm về linh (con người có linh, nhưng không phải là linh), thì con người là hồn. Hiểu đơn giản nhất, từ “hồn” nghĩa là “sự sống”. Tuy nhiên, trong kinh thánh có đề cập đến hồn ở nhiều trường hợp khác nhau. Một trong số ấy là xu hướng tội lỗi của con người (Lu-ca 12:26). Nhân loại bản chất tội lỗi, và hồn tối tăm là vì thế. Khi người ta chết đi, thì hồn được chuyển khỏi cơ thể (Sáng thế ký 35:18; Giê rê mi 15:2). Hồn và linh là khu trung tâm xử lý các trải nghiệm về tinh thần và cảm xúc (Gióp 30:25; Thi Thiên 43:5; Giê-rê-mi 13:17). Khi nói đến hồn, nó có thể ám chỉ một con người nào đó, có thể là còn đang sống hay đã chết.

Hồn và linh là hai phần liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có thể tách rời (Hê-bơ-rơ 4:12). Hồn là cốt lõi của con người, xác quyết bản chất con người. Còn linh là mặt gắn kết con người với Đức chúa trời.


Câu hỏi: Tại sao những người trong Sáng thế ký sống lâu như vậy?

Trả lời:
Ly do con người trong những chương đầu của Sáng thế ký sống lâu như vậy vẫn còn là điều bí ẩn. Có nhiều giả thuyết đưa ra bởi các học giả của Kinh Thánh. Phả hệ trong Sáng thế ký chương 5 ghi lại dòng dõi con cháu Đức Chúa Trời của A-Đam -Dòng dõi mà sau này sẽ sinh ra Đấng Mê Si. Đức Chúa Trời ban phước cho dòng dõi này sự sống lâu đặc biệt như là vì cách sống tín ngưỡng, trong sạch và đi theo lời dạy của Chúa. Mặc dù lời giải thích này khá thuyết phục, ta không tìm thấy bất kỳ chỗ nào trong Sáng thế ky đưa ra giới hạn tuổi tho của con người. Hơn thế nữa, ngoài Hê nóc ra thì Sáng thế ký chương 5 không đề cập đến bất cứ cá nhân nào có cuộc sống tín ngưỡng trong sáng nổi trội. Vì thế, nhiều người phán đoán có lẽ tất cả mọi người ở khoảng thời gian đó đều sống vài trăm năm. Có thể có nhiều nhân tố đã góp phần làm cho con người sống lâu như vậy.

Sáng thế ký 1:6-7 có nhắc đến việc trái đất được bao quanh bởi một mái vòm kết tạo từ nước. Rõ ràng và với cái mái vòm như vậy thì trái đất tránh được hiệu ứng nhà kính và nhiều bức xạ xâm nhập vào trái đất giống như hiện nay. Đây có thể chính là điều kiện sống ly tưởng cho con người, vì vậy tuổi thọ có thể lên đến vài trăm năm. Theo Sáng thế ký 7:11, tại thời điểm lũ lụt, những vòm nước đã đổ xuống bề mặt trái đất, đánh dấu sự kết thúc của những điều kiện sống lý tưởng. So sánh thời gian sống trước khi lũ lụt (Sáng thế ký 5:1-32) với những người sau khi lũ lụt (Sáng thế ký 11:10-32) ta có thể thấy sự suy giảm rõ rệt về tuổi thọ.

Một giải thích khác là sau vài thế hệ đầu tiên sau khi Chúa tạo ra con người, mã di truyền của con người bắt đầu xuất hiện một vài khuyết điểm. A-đam và Ê-va được tạo ra hoàn hảo. Chắc chắn họ đã có sức đề kháng cao với đau ốm và bệnh tật. Con cháu của họ được thừa hưởng những đặc tính này, mặc dù sức đề kháng ở mức độ thấp hơn. Qua thời gian, mã di truyền của con người ngày càng trở nên sai lệch so với ban đầu, con người càng dễ bị tử vong và mắc phải bệnh tật. Điều này làm giảm tuổi thọ trầm trọng.


Câu hỏi: Nguồn gốc của các chủng tộc khác nhau là gì?

Trả lời:
Kinh Thánh không nói rõ ràng về nguồn gốc của những chủng người khác nhau hoặc sự hiện diện của đa màu da trong nhân loại. Trong thực tế, chỉ có một chủng tộc- chủng tộc loài người. Trong chủng tộc loài người là sự đa dạng về màu da và các đặc điểm thể chất khác. Một số nghiên cứu cho rằng khi Đức Chúa Trời chia rẽ con người bằng ngôn ngữ (Sáng thế ký 11:1-9), Ngài cũng tạo ra sự đa dạng về chủng tộc. Cũng có thể là Thượng Đế đã thay đổi về gen của con người để ta có thể thích nghi tốt hơn với các môi trường sống khác nhau, chẳng hạn như da sẫm màu của người châu Phi được trang bị về mặt di truyền tốt hơn để sống sót dưới hơi nóng quá mức ở Châu Phi. Nếu như vậy thì Đức Chúa Trời tạo ra nhiều ngôn ngữ, sau đó tạo ra sự di truyền chủng tộc khác nhau dựa trên nơi chốn mà cuối cùng mỗi nhóm chủng tộc đã định cư. Mặc dù giả thuyết này khá thực tế nhưng không có một cơ sở kinh khánh nào cụ thể nói về điểu này.

Khi ngôn ngữ bắt đầu phân chia ra các ngôn ngữ khác nhau, nhóm người nói chung ngôn ngữ đi cùng với nhau. Vì thế, các đặc tính di truyền của một nhóm cụ thể giảm mạnh đáng kể bởi khi nhóm ấy chỉ còn lại một nhớm nhỏ. Hôn nhân giữa những họ hàng gần đã diễn ra, và trong thời điểm nhất định những đặc trưng được nhấn mạnh trong các nhóm khác nhau này (tất cả điều này đã hiện diện như đã có trong mã di truyền). Càng về sau hôn nhân giữa bà con tiếp tục xảy ra thông qua các thế hệ, các đặc tính di truyền càng ngày nhỏ hơn, đến thời điểm mọi người trong một gia đình có cùng ngôn ngữ tất cả có cùng đặc điểm hoặc tính năng giống nhau.

Một số học giả khác cho rằng A-đam và Ê-va có những gen sinh ra con cái da đen, da nâu, da trắng (và những màu da khác). Điều này tương tự như khi hai người của từ hai chủng tộc khác nhau sinh ra những đứa trẻ có nhiều màu da khác nhau. Vì Thiên Chúa mong muốn nhân loại thật đa dạng, vì thế có lẽ hơp ly để tin rằng Thiên Chúa có thể ban cho A-đam và Ê-va khả năng sinh sản những đứa trẻ khác nhau về màu da. Sau này, những người sống sót sau trận lụt là Nô-ê, vợ của ông, ba con trai và ba con dâu tổng cộng tám người tất cả (Sáng thế ký 7:13) là những người sống sót duy nhất. Có lẽ các con dâu của Nô-ê thuộc các chủng tộc khác nhau. Cũng có thể vợ của Nô-ê thuộc một chủng tộc khác với Nô-ê. Có thể tất cả tám người trong số họ là chủng tộc hỗn hợp, điều này có nghĩa là họ sở hữu những di truyền sinh ra con cái thuộc những chủng tộc khác nhau. Dù hiểu theo cách nào thì điều quan trọng nhất của câu hỏi này là chúng ta tất cả đều xuất phát từ một chủng tộc, cùng được tạo ra bởi Thiên Chúa với cùng mục đích làm vinh hiển danh Ngài.


Câu hỏi: Kinh Thánh nói gì về phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử?

Trả lời:
Điều đầu tiên ta cần nắm được là chỉ có một chủng tộc-chính là chủng tộc người. Người da trắng, người Phi châu, người Á châu, người Ấn Độ, người Ả Rập, và người Do Thái đều có cùng một nguồn gốc. Tất cả các sắc tộc đều có những đặc điểm thể chất tương tự nhau (tất nhiên mỗi sắc tộc thì có những nét đặc trưng riêng khác với các sắc tộc còn lại). Điều cốt yếu nhất là tất cả con người được tạo ra phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27). Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi Ngài đã gửi gắm Chúa Giê Su đến thế gian để chịu chết cho chúng ta (Giăng 3:16).

Thiên Chúa luôn công bằng trong tình yêu của Ngài đối với con người (Phục truyền luật lệ ký 10:17; Công vụ 10:34; Rô-ma 2:11; Ê-phê-sô 6:9), vì thế cho nên chúng ta không nên có định kiến. Gia cơ 2:4 mô tả những người phân biệt đối xử như là "bị phán xét với những ý nghĩ gian ác". Thay vào đó, chúng ta nên yêu thương những người xung quanh như chính mình (Gia cơ 2:8). Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chia nhân loại thành hai nhóm "chủng tộc": Do Thái và dân ngoại. Ý định của Thiên Chúa đã cho người Do Thái làm vương quốc của các thầy tế lễ chăm sóc cho các nước dân ngoại. Vì vậy, đa phần người Do Thái quá tự hào về địa vị của họ và khinh thường dân ngoại. Chúa cứu thế Giê Su chấm dứt việc này, Ngài phá hủy bức tường phân chia của thù nghịch (Ê-phê-sô 2:14). Tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử là sỉ nhục đến những gì Chúa cứu thế làm trên thập tự giá.

Chúa Giê Su dạy chúng ta yêu thương nhau như Ngài yêu thương chúng ta (Giăng 13:34). Nếu Thiên Chúa là công bằng và yêu thương chúng ta với sự công bằng thì chúng ta là con của Chúa thì cần phải yêu thương người khác với giống như Chúa. Chúa Giê Su dạy trong Ma-thi-ơ 25 rằng nếu ta làm điều gì hại đến anh em của Ngài, thì chính là ta hại Ngài. Nếu chúng ta đối xử khinh rẻ, tệ bạc thì chính là ta đang đối xử tệ bạc với một con người mang hình hài của Thiên Chúa; chính là chúng ta đang gây tổn thương cho người mà Thiên Chúa nguyện yêu thương và hi sinh chính bản thân mình.

Phân biệt chủng tộc, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau gây nhức nhối trong xã hội loài người từ vài ngàn năm nay. Lẽ ra không nên như vậy, lẽ ra xã hội có thể tốt đẹp hơn. Các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử nên tha thứ. Ê-phê-sô 4:32 tuyên bố, "Hãy sống với nhau cách nhân từ, tha thứ cho nhau, cũng giống như trong Chúa cứu thế tha thứ cho bạn". Những người phân biệt chủng tộc có thể không xứng đáng nhận được sự tha thứ, nhưng chính chúng ta là người không xứng đáng nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Những người hành xử phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử cần phải ăn năn. "Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Ðức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Ðức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. " (Rô-ma 6:13). Có thể nhận biết hoàn toàn trong Ga-la-ti 3:28 "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Chúa cứu thế Giê Su, anh em thảy đều làm một."