Các câu hỏi về Giáo Hội




Câu hỏi: Hội Thánh là gì?

Trả lời:
Nhiều người ngày nay hiểu Hội Thánh như là một toà nhà. Điều này không phải là sự hiểu biết Hội Thánh theo nghĩa của Kinh thánh. Từ "Hội Thánh" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Ekklesia” từ đó được định nghĩa là "một hội đồng" hoặc "được gọi ra khỏi". Nghĩa gốc của "Hội Thánh" không phải là toà nhà mà là người dân. Thật mỉa mai khi anh hỏi người đi nhóm Hội Thánh nào, họ thường chỉ biết đó là nhà thờ. Rô ma 16:5 nói "... Cũng hãy chào Hội thánh nhóm tại nhà hai người" Phao Lô nói đến Hội Thánh trong căn nhà của họ không phải là nhà thờ xây dựng, nhưng là thân thể của các tín hữu.

Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ trong đó Ngài là người đứng đầu. Ê-phê-sô 1:22-23 nói: "Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Ðấng Christ, và ban cho Ðấng Christ làm đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ðấng Christ, tức là sự đầy đủ của Ðấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài." Thân thể của Đấng Christ được tạo thành bởi tất cả các tín hữu trong Đấng Christ từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Công vụ chương 2) cho đến ngày Đấng Christ trở lại. Thân thể Đấng Christ bao gồm hai khía cạnh:

1) Hội Thánh phổ thông bao gồm tất cả những người đã có một mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ. "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa." ( I Cô-rinh-tô 12:13). Câu này nói rằng bất cứ ai tin Chúa đều là một phần của thân thể Đấng Christ và nhận được Thánh Linh của Đấng Christ làm bằng chứng. Hội Thánh phổ thông của Đức Chúa Trời là tất cả những người đã nhận được sự cứu rỗi qua đức tin trong Chúa Giê Su Christ.

2) Hội Thánh địa phương được mô tả trong Ga-la-ti 1:1-2: "Phao Lô, sứ đồ ... và tất cả các anh em ở với tôi, đến những Hội Thánh trong xứ Ga-la-ti." Ở đây chúng ta thấy rằng ở xứ Ga-la-ti có nhiều Hội Thánh, những gì chúng ta gọi là Hội Thánh địa phương. Một giáo hội Baptist, giáo hội Lutheran, giáo hội Công giáo.v.v… không phải là Hội Thánh, như là Hội Thánh phổ thông- đúng hơn là một Hội Thánh địa phương, thân thể địa phương của các tín hữu. Hội Thánh phổ thông bao gồm những người thuộc về Đấng Christ và những người đã tin Ngài để được cứu rỗi. Những thành viên của Hội Thánh phổ thông nên tìm kiếm sự thông công và học hỏi tại một Hội Thánh địa phương.

Tóm lại, Hội Thánh không phải là một tòa nhà hay một giáo phái. Theo Kinh Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ, tất cả những người đã đặt niềm tin vào Chúa Giê Su Christ để được cứu rỗi (Giăng 3:16; I Cô-rinh-tô 12:13). Hội Thánh địa phương tập trung các thành viên của Hội Thánh phổ thông. Các Hội Thánh địa phương là nơi mà các thành viên của Hội Thánh phổ thông có thể áp dụng hoàn toàn cho những qui luật của “thân thể" I Cô-rinh-tô chương 12: Khích lệ, giảng dạy, và xây dựng người khác lớn lên về sự hiểu biết và ân điển của Chúa Giê Su Christ.


Câu hỏi: Mục đích của Hội Thánh là gì?

Trả lời:
Công vụ các sứ đồ 2:42 có thể được coi là lời tuyên bố mục đích cho Hội Thánh: "Những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và cầu nguyện" Theo câu Kinh Thánh này mục đích hay những hoạt động của Hội Thánh là: 1) Giảng dạy Kinh thánh căn bản 2) Cung cấp một nơi cho các tín hữu thông công 3) Cử hành thánh lễ Tiệc Thánh của Chúa và 4) Cầu nguyện.

Hội Thánh dạy giáo lý Kinh thánh để chúng ta có nền tảng trong đức tin của chúng ta. Ê-phê-sô 4:14 nói cho chúng ta "Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc." Hội Thánh phải là nơi thông công, nơi các tín hữu hết lòng quan tâm đến nhau và tôn trọng lẫn nhau (Rô ma 12:10), hướng dẫn nhau (Rô ma 15:14), đối xử tốt và có lòng thương xót với nhau (Ê-phê-sô 4:32), khuyến khích nhau ( I Tê-sa-lô-ni-ca 5:11), và quan trọng nhất yêu thương nhau (I Giăng 3:11).

Hội Thánh là nơi mà các tín hữu có thể cử hành lễ tiệc thánh của Chúa, nhớ lại sự chết và đổ huyết của Đấng Christ thay cho chúng ta (I Cô-rinh-tô 11:23-26). Khái niệm "Bẻ bánh" (Công vụ 2:42) cũng mang ý tưởng những bữa ăn cùng chung nhau. Đây là gương mẫu khác của sự đề cao mối thông công Hội Thánh. Mục đích cuối cùng của Hội Thánh theo Công vụ 2:42 là cầu nguyện. Hội Thánh này là nơi gia tăng sự cầu nguyện, dạy cầu nguyện, thực hành cầu nguyện. Phi-líp 4:6-7 khuyến khích chúng ta: "Đừng lo lắng về bất cứ điều gì, nhưng trong tất cả mọi việc, dùng sự cầu nguyện, nài xin, và tạ ơn, mà trình các sự cầu xin cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng của bạn trong Chúa Giê Su Christ. "

Một sứ mạng khác được giao cho Hội Thánh là công bố phúc âm của sự cứu rỗi qua Chúa Giê Su Christ (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8). Hội Thánh được kêu gọi đến sự trung thành trong việc chia sẻ phúc âm thông qua lời nói và việc làm. Hội Thánh là “ngọn hải đăng" trong cộng đồng, chỉ hướng cho mọi người đến với Chúa của chúng ta và Cứu Chúa Giê Su Christ. Hội Thánh thúc đẩy cả hai phương diện phúc âm và chuẩn bị các thành viên của mình để công bố phúc âm (I Phi-e-rơ 3:15).

Một vài mục đích cuối cùng của Hội Thánh được ban cho trong Gia Cơ 1:27: "Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian." Hội Thánh là nơi thuộc về công việc của sự chăm sóc cho những người có nhu cần. Điều này bao gồm không chỉ chia sẻ phúc âm, mà còn cung cấp những nhu cầu vật chất (thức ăn, quần áo, chỗ ở) khi cần thiết và thích hợp. Các Hội Thánh cũng trang bị các tín hữu trong Đấng Christ với những công cụ mà họ cần để vượt qua tội lỗi và còn tự do khỏi các ô nhiễm của thế gian. Điều này được thực hiện bằng cách dạy Kinh Thánh và những tín hữu thông công với nhau.

Như thế, mục đích của Hội Thánh là gì? Phao Lô đã cho minh hoạ tuyệt vời về các tín hữu tại Cô-rinh-tô. Hội Thánh là những bàn tay của Thiên Chúa, môi miệng, và những đôi chân trong thế gian này- là thân thể của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:12-27). Chúng ta làm những điều mà Chúa Giê Su Christ sẽ làm nếu Ngài ở trên trái đất này bằng thân thể. Hội Thánh là những "Người của Christ", "Giống như Christ ", và “Theo Christ”.


Điều quan trọng của phép Báp têm là gì?

Trả lời:
Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo là bằng chứng bên ngoài thể hiện những gì diễn ra bên trong đời sống của tín hữu. Phép báp têm của Cơ Đốc giáo bày tỏ sự xác nhận về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ trong đời sống người tín hữu. Kinh Thánh công bố: “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.” (Rô-ma 6:3-4) Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo, hành động dìm mình xuống nước tượng trưng cho việc đồng chôn với Đấng Christ. Hành động ra khỏi nước tượng trưng cho sự sống lại với Đấng Christ.

Trong phép Báp têm của Cơ Đốc giáo có hai yêu cầu cho người trước khi chịu Báp têm: (1) Người chịu phép Báp têm phải tin Chúa Giê Xu là Cứu Chúa của mình. (2) Phải hiểu rỏ ý nghĩa của lễ Báp têm. Nếu một người tin Chúa Giê Xu làm Cứu Chúa của mình hiểu rỏ ý nghĩa của phép Báp têm là một bước vâng lời công khai tuyên bố niềm tin mình nơi Chúa và mong ước được chịu lễ Báp têm – Thế thì không có lý do gì ngăn cản một tín hữu chịu lễ Báp têm. Theo lời Kinh Thánh, phép Báp têm của Cơ Đốc giáo đơn giản là bước vâng phục, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào một Đấng duy nhất là Đấng Christ để được sự cứu rỗi. Phép Báp têm của Cơ Đốc giáo rất quan trọng vì là bước vâng lời, công khai tuyên bố niềm tin của mình vào Đấng Christ và cam kết với Ngài trong việc xác nhận sự chết, chôn và sống lại.


Câu hỏi: Tầm quan trọng của Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa là gì? / Tầm quan trọng của Tiệc thánh Cơ Đốc giáo là gì?

Trả lời:
Bài học về bữa ăn tối cuối cùng của Chúa là một kinh nghiệm linh hồn xúc động sâu thẳm về ý nghĩa chứa đựng trong đó. Đó là thời gian lễ mừng kỷ niệm Vượt Qua vào đêm Ngài chết, Chúa Giê Su bắt đầu xây dựng một bữa ăn thông công mới đầy ý nghĩa mà chúng ta cử hành nghi lễ ấy cho đến ngày nay. Nó là phần hội nhập trong lễ thờ phượng của tín hữu Cơ Đốc. Nó khiến chúng ta nhớ đến sự chết và sự phục sinh của Chúa và để trông đợi sự trở lại vinh hiển của Ngài trong tương lai.

Lễ Vượt Qua là lễ thiêng liêng nhất trong năm của tôn giáo Do Thái. Nó kỷ niệm ngày cuối cùng của các tai hoạ tại xứ Ai Cập khi con đầu lòng của người Ai Cập chết và người Y-sơ-ra-ên được giải thoát nhờ huyết của một chiên con đã được bôi lên trên mài cửa nhà của họ. Con chiên sau đó đã được nướng và ăn với bánh không men. Mạng lệnh của Thiên Chúa là trong suốt các thế hệ tiếp theo phải giữ lễ này. Câu chuyện được ghi lại trong sách Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 12.

Trong bữa ăn tối cuối cùng-mừng lễ Vượt Qua, Chúa Giê Su đã lấy một ổ bánh và tạ ơn Đức Chúa Trời. Ngay khi Ngài bẻ nó ra và trao cho các môn đồ của Ngài, Ngài nói: "Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta.

Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy tách đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Tách nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra…"(Lu-ca 22:19-21). Ngài kết luận bằng hát một bài thánh ca (Ma-thi-ơ 26:30), và họ đi ra ngoài để lên núi Ô-li-ve vào ban đêm. Tại đó Chúa Giê Su bị Giu Đa phản bội như lời tiên đoán. Ngày hôm sau Chúa đã bị đóng đinh.

Các địa chỉ khác về bữa ăn cuối cùng của Chúa được tìm thấy trong các sách Phúc Âm (Ma-thi-ơ 26:26-29; Mác 14:17-25; Lu-ca 22:7-22; và Giăng 13:21-30). Sứ đồ Phao-lô đã viết trong I Cô-rinh-tô 11:23-29 liên quan về bữa ăn cuối cùng của Chúa. Phao-lô bao gồm một câu viết không thấy trong các sách Phúc Âm: " Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống tách của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống tách ấy; vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống tách đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình." (I Cô-rinh-tô 11:27-29). Chúng ta có thể hỏi việc chia sẻ bánh và tách "một cách không xứng đáng" có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là xem thường ý nghĩa thực sự của bánh và tách và quên đi những giá trị lớn lao mà Cứu Chúa của chúng ta đã trả thay để chúng ta được cứu rỗi. Hoặc có thể có nghĩa là làm buổi lễ trở thành có vẻ lễ nghi hình thức và không có sự sống hoặc đến lễ tiệc thánh của Chúa mà không xưng tội lỗi ra với Chúa. Để phù hợp với sự chỉ dẫn của Phao-lô chúng ta nên xem xét bản thân trước khi ăn bánh và uống tách.

Một câu khác Phao-lô viết mà không nằm trong các sách Phúc âm là "Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống tách nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến." (I Cô-rinh-tô 11:26). Đây là nơi thời gian buổi lễ giới hạn, cho đến khi Cứu Chúa chúng ta trở lại. Từ các địa chỉ tóm tắt này, chúng ta hiểu cách Chúa Giê Su làm thế nào dùng hai yếu tố mỏng manh như là biểu tượng của thân và huyết của Ngài và khai tâm cho họ tưởng nhớ đến sự chết của Ngài. Nó không phải là một tượng chạm khắc bằng đá hoa cương hay đồng đúc, nhưng bằng bánh mì và rượu nước nho.

Ngài tuyên bố rằng bánh mì nói về thân thể Ngài đã bị bể ra. Không phải là xương bị gãy, nhưng thân thể của Ngài bị hành hạ nặng nề đến nỗi khó nhận ra (Thi Thiên 22:12-17; Ê-sai 53:4-7). Rượu nước nho nói về huyết của Chúa, chỉ sự chết khủng khiếp mà Ngài sắp trãi qua. Ngài, con trọn vẹn của Thiên Chúa, trở nên ứng nghiệm của vô số lời tiên tri Cựu Ước về Đấng Cứu Chuộc (Sáng thế ký 3:15; Thi Thiên 22; Ê-sai 53). Khi Ngài nói, "Hãy làm điều này để nhớ đến Ta" Ngài chỉ ra đây là lễ phải được tiếp tục trong tương lai. Nó cũng chỉ về lễ Vượt Qua, mà lễ này đòi phải có cái chết của một chiên con và trông đợi Chiên Con của Đức Chúa Trời đến cất đi những tội lỗi của thế gian, đã ứng nghiệm trong bữa ăn cuối cùng của Chúa. Giao ước mới đã thay thế Giao ước cũ khi Đấng Christ, Chiên Con của lễ Vượt Qua ( I Cô-rinh-tô 5:7), đã được dâng tế (Hê-bơ-rơ 8:8-13). Nghi thức hiến tế đã không còn cần thiết (Hê-bơ-rơ 9:25-28). Bữa ăn cuối cùng của Cứu Chúa hay lễ tiệc thánh của Cơ Đốc giáo là một sự ghi nhớ những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta và ca ngợi những điều chúng ta nhận được như là kết quả của sự hi sinh của Ngài.


Câu hỏi: Tại sao đi nhóm nhà thờ quan trọng?

Trả lời:
Kinh Thánh nói chúng ta cần đi nhóm nhà thờ để chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa chung với các tín hữu khác và được nghe giảng dạy lời của Ngài để được lớn lên phần tâm linh của chúng ta (Công vụ 2:42; Hê-bơ-rơ 10:25). Nhà thờ là nơi mà các tín hữu có thể yêu thương lẫn nhau (I Giăng 4:12), khích lệ lẫn nhau (Hê-bơ-rơ 3:13), "thúc đẩy" lẫn nhau (Hê-bơ-rơ 10:24), phục vụ lẫn nhau (Ga-la-ti 5:13), hướng dẫn cho nhau (Rô 15:14), danh dự với nhau (Rô-ma 12:10), có lòng tốt và thương xót với nhau (Ê-phê-sô 4:32).

Khi một người tin Chúa Giê Su Christ để được cứu rỗi, người ấy được làm một thành viên của cơ thể Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 12:27). Để cho một cơ thể Hội Thánh hoạt động tốt tất cả các bộ phận cơ thể của nó cần phải hiện diện (I Cô-rinh-tô 12:14-20). Tương tự như vậy một tín hữu sẽ không bao giờ đạt được trưởng thành tâm linh trọn vẹn mà không cần sự hỗ trợ và khuyến khích của các tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 12:21-26). Vì những những lý do này, đi nhóm nhà thờ, tham dự và giữ thông công thường xuyên là diện mạo của cuộc sống tín hữu. Đi nhóm nhà thờ hàng tuần không phải là tình cảm bắt buộc cho các tín hữu, nhưng những người thuộc về Chúa Giê Su cần phải có lòng mong ước thờ phượng Đức Chúa Trời, nhận lời Ngài và thông công với các tín hữu khác.


Câu hỏi: Ngày Sa bát, Thứ Bảy hoặc Chúa Nhật là ngày gì? Tín hữu Cơ Đốc có phải cử hành ngày Sa bát?

Trả lời:
Người ta thường cho rằng "Thượng đế tạo nên ngày Sa bát trong vườn Ê-đen" vì sự kết nối giữa ngày Sa bát và Sự sáng tạo trong Xuất Ê-díp tô ký 20:11. Mặc dù Thiên Chúa nghỉ ngày thứ bảy (Sáng thế ký 2:3) báo trước tương lai luật Sa bát nhưng trong Kinh thánh không ghi lại ngày Sa bát trước khi con dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập. Không có chỗ nào trong Kinh thánh có bất kỳ gợi ý rằng ngày Sa bat - được giữ đã thực hiện từ A-đam đến Môi-se.

Lời Đức Chúa Trời làm cho khá rõ ràng rằng kỷ niệm ngày Sa bát là một dấu hiệu đặc biệt giữa Thiên Chúa và dân Y-sơ-ra-ên: "Ấy vậy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ giữ ngày sa-bát trải các đời của họ, như một giao ước đời đời. Ấy là một dấu đời đời cho ta cùng dân Y-sơ-ra-ên, vì Ðức Giê-hô-va đã dựng nên trời và đất trong sáu ngày, qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ và lấy sức lại."(Xuất Ê-díp-tô-ký 31:16-17).

Trong Phục truyền luật lệ ký đoạn 5, Môi se nhắc lại mười điều răn cho các thế hệ tiếp theo của dân Israel. Tại đây, sau khi truyền mạng lệnh kỷ niệm ngày Sa bát trong câu 12-14, Môi-se đưa ra lý do ngày Sa bát được trao cho dân Israel: "Khá nhớ rằng ngươi đã làm tôi mọi nơi xứ Ê-díp-tô, và Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi dùng tay quyền năng giơ thẳng ra đem ngươi ra khỏi đó; bởi cớ ấy cho nên Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi có dặn biểu ngươi phải giữ ngày nghỉ."(Phục Truyền Luật Lệ ký 5:15).

Ý định của Thiên Chúa đã cho ngày Sa bát đến với dân Israel không phải để ghi nhớ sự sáng tạo, nhưng để họ nhớ lại những ngày nô lệ tại xứ Ai Cập của họ và được Chúa giải cứu. Chú ý các đòi hỏi về việc giữ ngày Sa bát là: Một người ở dưới luật Sa bát sẽ không thể ra khỏi nhà của mình trong ngày Sa bát (Xuất Ê-díp-tô-ký 16:29), không thể nhóm bếp nấu ăn (Xuất Ê-díp-tô-ký 35:3), và ông cũng không thể cho phép bất cứ ai khác làm việc (Phục truyền luật lệ ký 5:14). Một người phạm luật Sa bát phải chết (Xuất Ê-díp-tô ký 31:15; Dân số ký 15:32-35).

Xem xét trong những chương của Tân Ước cho chúng ta thấy bốn điểm quan trọng: 1) Bất cứ khi nào Đấng Christ phục sinh xuất hiện và ngày được đề cập đến luôn luôn là ngày đầu tiên trong tuần lễ (Ma-thi-ơ 28:1, 9, 10; Mác 16:9; Luca 24:1, 13, 15; Giăng 20:19, 26).

2) Thời gian ngày Sa bát được đề cập từ sách Công vụ cho đến sách Khải Huyền nhằm mục đích rao truyền tin lành cho người Do Thái và thường được sắp đặt trong một nhà hội của người Do Thái (Công vụ chương 13-18). Phao Lô đã viết, "Với người Giu Đa, tôi trở nên như một người Giu Đa, hầu được những người Giu Đa" ( I Cô-rinh-tô 9:20). Phao Lô đã không đi đến nhà hội để thông công và khai trí với các thánh đồ, nhưng làm cho rõ những sai lầm và giải cứu người bị hư mất.

3) Một lần nữa Phao Lô tuyên bố "Từ bây giờ tôi sẽ đi đến với dân ngoại" (Công vụ 18:6), ngày Sa bát không bao giờ được đề cập một lần nào nữa.

4) Thay vì cho thấy phải giữ ngày Sa-bát, phần còn lại của Tân Ước ngụ ý ngược lại (bao gồm một ngoại lệ ở điểm số 3 trên, tìm thêm trong Cô-lô-se 2:16).

Nhìn kỹ hơn ở điểm 4 trên đây cho thấy rằng tín hữu Tân Ước không có bổn phận tuân giữ ngày Sa bát, và cũng cho thấy rằng ý tưởng về một Chúa nhật "ngày Sa bát Cơ Đốc giáo" cũng không phù hợp với Kinh Thánh. Như đã bàn đến ở trên, không có một thời gian Sa bát nào được đề cập đến sau khi Phao Lô bắt đầu tập trung vào các dân ngoại, "Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Ðấng Christ. "(Cô-lô-se 2:16-17). Ngày Sa bát của Do Thái giáo đã bị huỷ bỏ tại thập tự giá của Đấng Christ "Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, cùng các điều khoản trái với chúng ta nữa" (Cô-lô-se 2:14).

Ý tưởng này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tân Ước: "Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình.

Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Ðức Chúa Trời "(Rô ma 14:5-6a). "Nhưng hiện nay anh em biết Ðức Chúa Trời, lại được Ðức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư! "(Ga-la-ti 4:9-10).

Nhưng một số cho rằng một lệnh của hoàng đế Constantine năm 321 sau Công nguyên "thay đổi" ngày Sa bát từ thứ bảy thành Chúa nhật. Ngày thứ mấy Hội Thánh đầu tiên nhóm lại để thờ phượng? Kinh Thánh không bao giờ đề cập đến bất kỳ ngày Sa bát (thứ bảy) các tín hữu nhóm lại để thông công hoặc thờ phượng Chúa. Tuy nhiên, có những đoạn rõ ràng đề cập đến ngày đầu tiên trong tuần. Ví dụ, Công vụ 20:7 viết rằng "Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh" Trong I Cô-rinh-tô 16:2 Phao Lô kêu gọi các tín hữu Cô-rinh-tô "Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp." Kể từ khi Phao Lô định rõ việc dâng hiến này như là"sự phục vụ"trong II Cô-rinh-tô 9:12, việc lạc hiến này phải được liên kết với các sự phục vụ thờ phượng Chúa nhật trong hội nghị của Cơ Đốc giáo. Trong lịch sử Chúa nhật, không phải thứ bảy là ngày nhóm bình thường cho các Cơ Đốc nhân trong nhà thờ, ngày thực tế của nó quay trở về thế kỷ đầu tiên.

Ngày Sa bát dành cho dân Y-sơ-ra-ên, không phải cho Hội Thánh. Ngày Sa bát vẫn là thứ bảy, không phải Chúa nhật, và chưa bao giờ được thay đổi. Nhưng ngày Sa bát là một phần của luật pháp Cựu Ước và những Cơ Đốc nhân đều tự do khỏi bị ràng buộc của luật pháp (Ga-la-ti 4:1-26; Rô ma 6:14). Giữ ngày Sa bát là việc không cần cho các Cơ Đốc nhân-dầu là thứ Bảy hay Chúa Nhật. Ngày đầu tiên của tuần, Chúa nhật là ngày của Chúa (Khải Huyền 1:10) chào mừng sự sáng tạo mới, với Đấng Christ Chúa chúng ta phục sinh đầu tiên. Chúng ta không bị bắt buộc phải làm theo ngày Sa bát của Môi Se-nghỉ ngơi, nhưng bây giờ tự do để theo Đấng Christ phục sinh-phục vụ. Sứ đồ Phao Lô nói rằng mỗi cá nhân tín hữu phải quyết định để xem lại việc nghỉ ngày Sa bát, "Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình." (Rô ma 14:5). Chúng ta thờ phượng Chúa mỗi ngày, không chỉ ngày thứ Bảy hay Chúa Nhật.


Câu hỏi: Tại sao tôi nên tin vào tổ chức tôn giáo?

Trả lời:
Định nghĩa của từ điển "Tôn giáo" là một điều tương tự như "niềm tin vào Thiên Chúa hay các vị thần được thờ phượng, thường được diễn đạt trong đạo đức và lễ nghi; bất kỳ hệ thống cụ thể của tín ngưỡng, thờ phượng.v.v… đều liên quan đến những chuẩn mực đạo đức." Trong ánh sáng của định nghĩa này, Kinh Thánh nói về tổ chức tôn giáo, nhưng trong nhiều trường hợp mục đích và ảnh hưởng của "tổ chức tôn giáo" không phải là điều mà Thiên Chúa hài lòng.

Trong Sáng thế ký chương 11, có lẽ là trường hợp đầu tiên của tổ chức tôn giáo, chính các con cháu của Nô Ê tự tổ chức xây dựng tháp Ba-bên thay vì tuân theo lệnh của Đức Chúa Trời tràn ra khắp đất. Họ tin rằng sự thống nhất của họ là quan trọng hơn mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bước vào và làm lộn xộn ngôn ngữ của họ, do đó phá vỡ tổ chức tôn giáo này.

Trong Xuất Ê-díp-tô-ký chương 6 và các chương tiếp theo Thiên Chúa "tổ chức" một tôn giáo cho quốc gia Israel. Mười điều răn, những luật lệ về hòm giao ước và hệ thống dâng tế lễ đã được thiết lập bởi Đức Chúa Trời và đã được dân Israel vâng theo. Nghiên cứu xa hơn của Tân Ước làm rõ ra mục đích của tôn giáo này là điểm cần thiết chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế-Đấng Mê Si (Ga-la-ti 3; Rô ma 7). Tuy nhiên, nhiều người đã lầm lẫn điều này nên tôn thờ các luật lệ và lễ nghi hơn là Thiên Chúa.

Suốt qua lịch sử của dân Israel, nhiều cuộc tranh chấp đã trãi qua bởi dân Israel liên luỵ xung đột với các tổ chức tôn giáo. Ví dụ như việc thờ thần Ba-anh (Quan xét 6; I Các vua 18), thần Đa-gôn (I Sa-mu-ên 5), và thần Mo-lóc (II Các vua 23:10). Thiên Chúa đánh bại những người theo các tôn giáo này, hiển thị quyền tể trị của Đấng toàn năng.

Trong Phúc Âm, các người Pha-ri-si và Sa-đu-sê được mô tả là những đại diện của tổ chức tôn giáo trong thời của Đấng Christ. Chúa Giê Su thường xuyên phải đối mặt họ về những lời dạy giả dối và lối sống đạo đức giả của họ. Trong các thư tín, có các nhóm có tổ chức pha trộn Phúc âm với các danh sách một số việc làm bắt buộc và các lễ nghi. Họ cũng tìm cách gây áp lực trên các tín hữu để thay đổi và chấp nhận các tín hữu cộng việc làm tôn giáo này. Thư Ga-la-ti và Cô-lô-se cho những lời cảnh tỉnh về những tôn giáo như vậy. Trong sách Khải Huyền, tổ chức tôn giáo sẽ có tác động trên thế giới như là Antichrist thiết lập một tôn giáo thế giới.

Trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng của tổ chức tôn giáo là làm phân tâm khỏi mục đích của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói về các tín hữu đã tổ chức là một phần trong kế hoạch của Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi các nhóm tín hữu tổ chức "những Hội Thánh". Những mô tả từ sách Công vụ các sứ đồ và các thư tín chỉ ra rằng Hội Thánh là để thành tổ chức và hổ trợ lẫn nhau. Tổ chức dẫn đến bảo vệ, có hiệu quả và truyền giáo (Công vụ 2:41-47). Trong trường hợp Hội Thánh tốt hơn có thể được gọi là "Tổ chức các mối liên hệ."

Tôn giáo là con người nỗ lực hiệp thông với Đức Chúa Trời. Đức tin Cơ Đốc giáo là mối liên hệ với Đức Chúa Trời vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta qua sự hi sinh của Chúa Giê Su Christ. Không có kế hoạch đến với Thiên Chúa (Ngài đã đến tìm chúng ta-Rô ma 5:8). Không có sự kiêu ngạo (Tất cả đều nhận được do ân điển - Ê-phê-sô 2:8-9). Không nên xung đột vượt quyền lãnh đạo (Chúa Giê Su là đầu-Cô-lô-se 1:18). Không nên có thành kiến (Tất cả chúng ta đều là một trong Đấng Christ-Ga-la-ti 3:28). Trở thành một tổ chức không phải là vấn đề. Chú trọng vào các nguyên tắc và hình thức tôn giáo là một vấn đề.


Câu hỏi: Phụ nữ có nên phục vụ như là Mục sư, Truyền đạo? Kinh Thánh nói gì về phụ nữ làm mục vụ?

Trả lời:
Có lẻ không có vấn đề gì gây tranh cãi trong Hội Thánh ngày nay bằng vấn đề phụ nữ có được làm mục sư, truyền đạo trong công tác mục vụ? Như là kết luận, vấn đề này rất quan trọng đừng xem như là vấn đề đối kháng giữa người nam và nữ. Có những phụ nữ tin rằng phụ nữ không nên phục vụ như là Mục sư, và Kinh Thánh làm cho phụ nữ bị ngăn trở trong công tác mục vụ. Và có những người đàn ông tin phụ nữ có thể phục vụ như nhà truyền giáo và không có sự ngăn cấm nào cho phụ nữ trong công tác mục vụ. Trong điều này không có vấn đề phân biệt hay cuồng tín, nhưng là vấn đề thực hiện theo lời Kinh Thánh.

I Ti-mô-thê 2:11-12 cho biết: “Ðàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng.” Trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời chỉ định vai trò đàn ông và đàn bà khác nhau. Đây là kết quả của đường lối tạo dựng nên loài người. (I Ti-mô-thê 2:13) và cách tội lỗi vào trong thế gian (II Ti-mô-thê 2:14) Đức Chúa Trời qua các thư tín của sứ đồ Phao Lô ngăn cấm đàn bà không được phục vụ trong vai trò của việc dạy dỗ thuộc linh vượt trên quyền của đàn ông.

Có nhiều sự phản đối trong việc phụ nữ làm mục vụ hay nữ mục sư. Quan điểm thông thường là Phao Lô ngăn cấm phụ nữ không được dạy dỗ bởi vì trong thế kỷ thứ nhất phụ nữ thuộc thành phần không được học hành. Tuy nhiên I Ti-mô-thê 2:11-14 không nơi nào chú ý đến tình trạng giáo dục. Nếu giáo dục là một phẩm chất của mục vụ, phần lớn các môn đồ của Chúa Giê Xu hình như không có điều kiện này. Sự phản đối thông thường thứ hai là Phao Lô chỉ ngăn cấm phụ nữ Ê-phê-sô trong sự dạy dỗ (Phao Lô đã viết thư Ti-mô-thê cho Ti-mô-thê mục sư của Hội Thánh Ê-phê-sô) Thành phố Ê-phê-sô nổi tiếng vì có đền thờ Atemis, nữ thần Hi Lạp – La Mã. Những phụ nữ có quyền hành trong sự thờ phượng của đền thờ Atemis. Tuy nhiên trong thư Ti-mô-thê không có chỗ nào đề cập đến thần Atemis, cũng không nói lý do Phao Lô ngăn cản phụ nữ dạy dỗ vì cớ sự thờ phượng Atemis I Ti-mô-thê 2:11-12.

Sự phản đối thông thường thứ ba là vì Phao Lô chỉ xem xét chồng và vợ, không phải đàn ông và đàn bà chung chung. Những từ ngữ Hi Lạp trong I Ti-mô-thê 2:11-14 có thể xem là những ông chồng và những bà vợ. Tuy nhiên nghĩa căn bản của những từ này là đàn ông và đàn bà. Hơn nữa những từ ngữ như thế trong Hi Lạp được dùng trong những câu 8-10. Có phải chỉ những người chồng giơ tay thánh lên trong khi cầu nguyện không có giận dữ và tranh cãi chăng? (Câu 8) Phải chăng chỉ có những bà vợ ăn mặc nhu mì, làm việc thiện, và thờ phượng Đức Chúa Trời? (Câu 9-10) Dĩ nhiên là không? Những câu 8-10 rõ ràng cho thấy những người đàn ông và những người đàn bà tổng quát không chỉ chồng và vợ. Trong nội dung thư tín không có gì cho thấy chuyển đổi ý nghĩa thành chồng và vợ trong những câu 11-14.

Tuy nhiên sự phản đối thường xuyên cho việc phụ nữ làm mục vụ, phụ nữ làm mục sư được sáng tỏ trong mối liên hệ với Mi-ri-am, Hun-da, Bê-rit-sin, Phê-bê.v.v… Những phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong Kinh Thánh. Sự phản đối này không ghi lại những yếu tố quan trọng. Trong mối liên hệ với Đê-Bô-Ra, bà là nữ quan xét duy nhất trong 13 nam quan xét. Trong mối liên hệ của Hun-Đa, bà là nữ tiên tri duy nhất trong số nhiều nam tiên tri ghi trong Kinh Thánh. Mi-ri-am kết nối với vai trò lãnh đạo duy nhất bởi vì bà là em gái của Môi se và A-rôn. Hai phụ nữ lỗi lạc nhất trong thời kỳ các vua là A-Tha-Li và Giê-sa-bên, hai người nữ lãnh đạo ác độc của tà thần.

Trong sách Công vụ các sứ đồ đoạn 18, Bê-rít-sin và A-qui-la được xem là những nhà truyền giáo trung thành cho Đấng Christ. Tên của Bê-rít-sin được chú ý trước nhất như cho thấy bà là người truyền giáo nổi bật hơn chồng bà. Tuy nhiên không có chỗ nào mô tả Bê-rít-sin như là một thành viên trong công cuộc truyền giáo để làm cho mâu thuẩn với I Ti-mô-thê 2:11-14. Bê-rít-sin và A-qui-la đã đem A-bô-lô vào nhà của họ, cả hai nhận ông làm môn đồ và giải thích lời Chúa cho ông cách chính xác hơn (Công vụ 18:26).

Trong Rô Ma 16:1, ngay cả nếu Phê-bê được xem là một “nữ chấp sự” thay vì là một “tôi tớ” điều đó cũng không cho thấy bà là một thầy giáo trong Hội Thánh. Một trưởng lão có thể dạy dỗ nhưng một chấp sự thì không. (1 Ti-mô-thê 3:1-13; Tít 1:6-9) Trưởng Lão, Giám mục, chấp sự được cho biết “Chồng của chỉ một vợ mà thôi” “Người có con cái tin kính” “Người đáng tôn trọng”. Hơn nữa trong I Ti-mô-thê 3:1-13 dùng đại danh từ giống đực để nói về các Trưởng Lão, Giám mục, Chấp sự.

Trong cấu trúc của I Ti-mô-thê 2:11-14 làm cho lý do trở nên thật rõ ràng. Câu 13 bắt đầu “Vì” và đưa ra “nguyên nhân” tình trạng mà Phao Lô đề cập đến trong các câu 11-12. Tại sao phụ nữ không được dạy dỗ và không có quyền trên đàn ông. Bởi vì A-Đam đã được tạo dựng đầu tiên rồi mới đến Ê-Va, và ông không phải là người bị lừa gạt nhưng là Ê-Va. Đó là lý do Đức Chúa Trời tạo nên A-Đam rồi sau đó mới tạo nên Ê-Va để giúp đỡ cho A-Đam. Đây là sự sắp đặt của tạo hóa cho toàn thể nhân loại trong gia đình (Ê-phê-sô 5:22-23) và Hội Thánh. Sự kiện bà Ê va bị lừa dối cũng được xem như là một lý do để phụ nữ không được hầu việc Chúa như một vị Mục sư, cũng không có quyền thiêng liêng trên đàn ông.Theo sự hướng dẫn này một số người tin rằng phụ nữ không nên dạy dỗ bởi vì họ dễ dàng bị lừa gạt. Khái niệm đó có thể gây tranh luận…Nếu như phụ nữ dễ bị lừa gạt tại sao họ được phép dạy dỗ trẻ em (Những đứa trẻ dễ bị lừa dối) hay những phụ nữ khác (là những người giả dụ rằng dễ bị lừa dối hơn)? Đó không phải là những gì nội dung nói đến. Đàn bà không được dạy dỗ cũng như không được cầm quyền trên đàn ông vì Ê-Va đã bị lừa dối. Như là kết quả, Đức Chúa Trời cho phép đàn ông được quyền ưu tiên dạy dỗ trong Hội Thánh.

Phụ nữ được những ân tứ trội hơn về lòng hiếu khách, tính nhân ái, dạy dỗ và giúp đỡ. Nhiều công tác mục vụ trong Hội Thánh tùy thuộc vào phụ nữ. Phụ nữ trong Hội Thánh không bị ngăn cấm trong việc cầu nguyện trước đám đông hay nói tiên tri (I Cô-rinh-tô 11:5) Kinh Thánh không có chỗ nào ngăn cản phụ nữ khỏi việc thực hành các ân tứ của Đức Thánh Linh (I Cô-rinh-tô đoạn 12) Nhiều phụ nữ cũng như đàn ông được kêu gọi làm nhà truyền giáo cho người khác, được bày tỏ bởi những bông trái Thánh Linh (Ga-la-ti 5:22) và loan báo phúc âm cho người hư mất (Ma-thi-ơ 28:18-20; Công vụ 1:8; I Phi-e-rơ 3:15).

Đức Chúa Trời đã qui định chỉ có những người nam mới có quyền dạy dỗ những việc thuộc linh trong Hội Thánh. Điều đó không phải vì những người đàn ông cần thiết hơn các giáo viên hay bởi vì những người đàn bà là thuộc cấp hay kém thông minh hơn. Đơn giản là vì Đức Chúa Trời đã hoạch định chức năng trong Hội Thánh. Đàn ông được đặt như là tấm gương về lảnh đạo thuộc linh – trong đời sống cũng như xuyên qua lời nói của họ. Phụ nữ thì nhận vai trò ít quyền hạn hơn. Phụ nữ được khuyến khích dạy dỗ cho những phụ nữ khác (Tít 2:3-5) Kinh Thánh cũng không ngăn trở phụ nữ dạy dỗ trẻ con. Chỉ có việc dạy dỗ hay cầm quyền trên đàn ông là bị ngăn cấm. Điều hợp lý này bao gồm cả việc làm Mục sư, truyền đạo của phụ nữ. Điều này không làm cho phụ nữ kém quan trọng hơn bởi bất kỳ ý nghĩa nào, nhưng tốt hơn là giúp họ tập trung vào những công tác mục vụ thích hợp với ân tứ của Chúa ban cho.