Các câu hỏi về Chúa Thánh Linh




Câu hỏi: Đức Thánh Linh là ai?

Trả lời:
Có nhiều quan niệm sai về danh tính của Đức Thánh Linh. Một vài quan điểm cho Đức Thánh Linh là một năng lực thần bí. Vài quan niệm khác hiểu Đức Thánh Linh như là quyền năng chung chung Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ Đấng Christ. Vậy kinh thánh nói gì về Đức thánh linh? Nói đơn giản, Kinh Thánh nói Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng nói với chúng ta rằng Đức Thánh Linh là một thân vị có đầy đủ lý trí, tình cảm, và ý chí.

Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời được thấy rõ trong nhiều đoạn kinh thánh, gồm có Công vụ các sứ đồ 5:3-4. Trong những câu Kinh Thánh này, Phi-e-rơ đứng trước mặt A-na-nia hỏi tại sao ngươi nói dối Đức Thánh Linh và nói với ông ta rằng “Ngươi đã nói dối không phải với con người nhưng với Đức Chúa Trời”. Lời công bố này rõ ràng nói dối Đức Thánh Linh là nói dối Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể biết Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời bởi vì Ngài có những thuộc tính của Đức Chúa Trời. Thí dụ Đức Thánh Linh toàn tại được chép trong Thi Thiên 139:7-8 “Tôi sẽ đi đâu xa thần Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa? Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó, nếu tôi nằm dưới âm phủ, kìa Chúa cũng có ở đó.” Tiếp theo trong I Cô-rinh-tô 2:10 chúng ta thấy thuộc tính toàn tri: “Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.”

Chúng ta có thể biết Đức Thánh Linh thật là một thân vị bởi vì Ngài có lý trí, tình cảm và ý chí. Đức Thánh Linh có suy nghĩ , cảm xúc và ý chí(I Cô-rinh-tô 2:10) Đức Thánh Linh biết buồn (Ê-phê-sô 4:30) Đức Thánh Linh cầu khẩn thế cho chúng ta (Rô-ma 8:26-27) Đức Thánh Linh thực hiện những quyết định phù hợp với ý chí của Ngài (I Cô-rinh-tô 12:7-11). Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời là ngôi thứ ba trong Ba ngôi. Vì là Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh có chức năng thật của Thần yên ủi và Thần lẽ thật mà Chúa Giê Xu hứa Ngài sẽ đến (Giăng 14:16,26 và Giăng 15:26).


Câu hỏi: Khi nào / Làm thế nào để chúng ta nhận được Thánh Linh?

Trả lời:
Sứ đồ Phaolô dạy rõ rằng chúng ta nhận được Thánh Linh ngay thời điểm chúng ta tin nhận Chúa Giê Su Christ là Cứu Chúa của chúng ta. I Cô-rinh-tô 12:13 chép: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa”. Rô ma 8:9 cho chúng ta biết rằng nếu một người không có Thánh Linh, người ấy không thuộc về Đấng Christ: "Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Ðức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Ðấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài." Ê-phê-sô 1:13-14 dạy chúng ta rằng Thánh Linh là dấu ấn của ơn cứu chuộc cho tất cả những ai tin, "Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Ðức Thánh Linh là Ðấng Chúa đã hứa, Ðấng ấy làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài "

Ba đoạn này chỉ rõ ta nhận được Thánh Linh ngay thời điểm được cứu rỗi. Phao Lô không có thể nói rằng tất cả chúng ta được báp têm bởi một Thánh Linh và tất cả được một Thánh Linh để uống nếu không phải tất cả các tín hữu Cô-rinh-tô đã nhận lấy Thánh Linh. Rô ma 8:9 nhấn mạnh hơn rằng nếu một người không có Thánh Linh người ấy không thuộc về Đấng Christ. Vì vậy, việc nhận lấy Thánh Linh là một yếu tố xác định của việc nhận được sự cứu rỗi. Hơn nữa, Thánh Linh không thể đóng dấu "cứu rỗi" (Ê-phê-sô 1:13-14) nếu ta không nhận được Ngài vào thời khắc của sự cứu rỗi. Nhiều đoạn Kinh Thánh làm cho rõ ràng nhiều hơn rằng sự cứu rỗi của chúng ta được bảo đảm vào ngay thời điểm chúng ta nhận Chúa Giê Su Christ là Cứu Chúa chúng ta.

Đây là cuộc thảo luận gây tranh cãi vì các công tác của Thánh Linh thường bị lẫn lộn. Việc tiếp nhận / ở trong Thánh Linh xảy ra ngay thời điểm của sự cứu rỗi. Việc tăng cường Thánh Linh trong đời sống của mình là một tiến trình liên tục trong đời sống Cơ Đốc nhân. Trong lúc chúng ta quả quyết báp têm Thánh Linh cũng xảy ra tại thời điểm của sự cứu rỗi, thi nhiều người khác lại không nghĩ vậy. Điều này đôi khi khiến người ta tin rằng ta nhận được Thánh linh giống như là hành động đến sau cứu rỗi.

Tóm lại, làm thế nào để chúng ta nhận được Thánh Linh? Chúng ta nhận được Thánh Linh bằng cách đơn giản tiếp nhận Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa của chúng ta (Giăng 3:5-16). Khi nào chúng ta nhận được Thánh Linh? Thánh Linh ở trong ta mãi mãi, từ ngay thời điểm chúng ta tin Chúa.


Câu hỏi: Báp têm của Thánh Linh là gì?

Trả lời:
Lễ báp têm của Đức thánh linh có thể được hiểu là việc Đức thánh linh đặt tín hữu vào mối giao thông với Christ và liên hệ với các tín hữu khác trong hội thánh khi nhận được cứu rỗi. I Cô-rinh-tô 12:12-13 là đoạn Kinh Thánh trọng tâm liên quan đến việc Báp têm của Thánh Linh: "Vì chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa"(I Cô-rinh-tô 12:13). Mặc dù không đề cập cụ thể là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, Rô ma 6:1-4 vẫn diễn tả vị trí của tín hữu trước Thiên Chúa bằng ngôn ngữ tương tự như thư tín Cô-rinh-tô thứ nhất "Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa? Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báp-têm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báp-têm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy. "

Những điều dưới đây cần thiết để giúp củng cố sự hiểu biết của chúng ta về Báp têm của Thánh Linh: Trước tiên, I Cô-rinh-tô 12:13 nêu rõ tất cả đã được Báp têm, cũng như tất cả đều đã được uống chung Thánh Linh (ở trong Thánh Linh). Thứ hai, không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói với tín hữu được Báp têm với, hoặc bởi Thánh Linh, hoặc trong bất kỳ ý thức tìm kiếm lễ Báp têm của Thánh Linh. Điều này chỉ ra rằng tất cả các tín hữu đã có kinh nghiệm này. Thứ ba, Ê-phê-sô 4:5 dường như đề cập đến Báp têm Thánh Linh. Nếu đúng vậy, Báp têm Thánh Linh là thực tế cho mỗi tín hữu, cũng giống như "một đức tin" và "một Cha" vậy.

Tóm lại, Báp têm của Thánh Linh làm hai việc, 1) Nối kết chúng ta với thân thể của Christ và 2) Hiện thực hoá việc chúng ta cùng chịu đóng đinh với Đấng Christ. Cùng chung trong cơ thể của Ngài có nghĩa là chúng ta đang sống với Ngài cho cuộc sống mới (Rô ma 6:4). Sau đó chúng ta luyện tập những ân tứ thuộc linh để giữ cho hoạt động thân thể đúng với chức năng như đã nêu trong nội dung của I Cô-rinh-tô 12:13. Kinh nghiệm một Báp têm Thánh Linh phục vụ như nền tảng cho việc giữ gìn sự hiệp nhất của Hội Thánh, như trong nội dung thư Ê-phê-sô 4:5. Được liên kết với Đấng Christ trong việc đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại qua Báp têm thiết lập nền tảng cho việc chúng ta tách ra khỏi quyền lực của tội lỗi bên trong và bước đi trong cuộc sống mới (Rô ma 6:1-10; Cô-lô-se 2:12).


Câu hỏi: Những lời nói phạm đến Thánh Linh là gì?

Trả lời:
Khái niệm "Nói phạm đến Thánh Linh"(blasphemy)được đề cập trong Mác 3:22-30 và Ma-thi-ơ 12:22-32. Thuật ngữ blasphemy nói chung thường được hiểu là "Công khai xúc phạm bất kính". Thuật ngữ này thường dùng để chỉ những tội lỗi như rủa sả Thiên Chúa hoặc cố ý làm giảm giá trị những điều liên quan đến Thiên Chúa. Nó cũng bao gồm việc đổ thừa việc ác cho Chúa, và chối bỏ điều tốt về Chúa. Tuy nhiên ở đây cụ thể đề cập đến "Nói phạm đến Thánh Linh" (blasphemy against the Holy Spirit) trong Ma-thi-ơ 12:31. Trong Ma-thi-ơ 12:31-32, những người Pha-ri-si có bằng chứng không thể bác bỏ về việc Chúa Giê Su đã làm phép lạ bằng quyền năng của Thánh Linh, thay vì tuyên bố như vậy họ nói rằng Chúa đã bị nhập bởi loài quỷ "Ba-anh-xê-bun" (Ma-thi-ơ 12:24). Bây giờ hãy chú ý lời Chúa Giê Su nói cách cụ thể trong Mác 3:30 rằng đó là tội "Nói phạm đến Thánh Linh."

Lời phạm thượng này làm cho mọi người rủa sả Chúa Giê Su Christ bị quỉ ám thay vì được Thánh Linh trợ giúp. Ngày nay việc này không diễn ra giống như thời Chúa Giê-su bởi Chúa Giê Su Christ không ở trên thế gian nữa, Ngài ngồi bên tay hữu của Thiên Chúa. Không ai có thể làm chứng Chúa Giê Su Christ làm một phép lạ và sau đó cho rằng đó là Satan thay vì Thánh Linh. Ví dụ tương đối gần là Đức Thánh Linh làm thay đổi cuộc sống của một người nào đó (theo hướng tích cực), xong lại được quy là nhờ Satan.

Nói phạm đến Thánh Linh ngày nay, tội được coi là không thể dung thứ được, thể hiện trạng thại không tin. Không có thông cảm nào cho một người chết trong sự vô tín. Liên tục từ chối sự nhắc nhở của Thánh Linh để tin tưởng vào Chúa Giê Su Christ là việc xúc phạm không thể tha thứ chống lại Ngài. Hãy nhớ điều đã chép trong Giăng 3:16: "Vì Thiên Chúa yêu thương nhân thế đến nỗi Ngài đã ban cho con một của Ngài, hễ ai tin con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời". Một câu khác cũng trong đoạn này, "Hễ ai tin Con thì có sự sống đời đời, nhưng bất cứ ai từ chối Con sẽ không thấy sự sống, vì cơn giận của Chúa vẫn còn trên người ấy "(Giăng 3:36). Điều kiện duy nhất là “hễ ai tin Ngài” sẽ được cứu, còn lại những người không được sự tha thứ là những kẻ "từ chối con Ngài."


Câu hỏi: Làm thế nào tôi lấp đầy với Thánh Linh?

Trả lời:
Có một câu Kinh Thánh quan trọng giúp ta hiểu rõ việc lấp đầy với Thánh Linh là Giăng 14:16, Chúa Giê Su đã hứa Thánh Linh sẽ ngự trị trong tín hữu và rằng việc ngự trị này là thường trú. Điều quan trọng là sự phân biệt giữa việc Thánh linh tồn tại trong ta, và việc ta lấp đầy với Thánh Linh. Sự ngự trị thường trú của Thánh Linh dành cho tất cả các tín hữu, không riêng cho vài tín hữu được lựa chọn. Có một số câu tham khảo trong Kinh Thánh hổ trợ cho kết luận này. Trước nhất, Thánh Linh là một ân tứ cho tất cả các tín hữu trong Chúa Giê Su mà không có ngoại lệ, và không có điều kiện được đặt trên ân tứ này, ngoại trừ niềm tin vào Đấng Christ (Giăng 7:37-39). Thứ hai, Thánh Linh được ban cho tại thời điểm của sự cứu rỗi (Ê-phê-sô 1:13). Ga-la-ti 3:2 cũng nhấn mạnh điều này, nói rằng ấn chứng và cư trú của Thánh Linh diễn ra tại thời điểm tin nhận. Thứ ba, Thánh Linh cư trú trong các tín hữu vĩnh viễn. Thánh Linh được ban cho các tín hữu như là một sự giáng xuống, hoặc chứng cớ của vinh hiển tương lai của họ trong Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 1:22; Ê-phê-sô 4:30).

Điều này tương phản với lấp đầy với Thánh Linh được biết trong Ê-phê-sô 5:18. Chúng ta nên nhường chỗ hoàn toàn cho Thánh Linh để Ngài có thể chiếm trọn ta. Rô ma 8:9 và Ê-phê-sô 1:13-14 cho thấy rằng Ngài cư trú trong từng tín hữu, Ngài cũng có thể bị làm buồn (Ê-phê-sô 4:30), và những hoạt động của Ngài trong vòng chúng ta có thể bị dập tắt ( I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19). Khi chúng ta cho phép điều này xảy ra, chúng ta không có kinh nghiệm sung mãn của công việc Thánh Linh và quyền năng của Ngài trong và qua chúng ta. Để được lấp đầy với Thánh Linh có nghĩa là để Thánh Linh tự do chiếm hữu tất cả cuộc sống của chúng ta, hướng dẫn và kiểm soát chúng ta. Để rồi quyền năng của Ngài sử dụng qua đời sống chúng ta đến nỗi những gì chúng ta làm là kết quả cho Chúa. Việc đầy dẫy Thánh Linh không chỉ áp dụng cho hành vi hướng ngoại, nó cũng áp dụng cho những suy nghĩ tận đáy lòng và động cơ của những việc làm của chúng ta. Thi Thiên 19:14 nói, "Cầu xin những lời từ miệng tôi và những suy ngẫm của lòng tôi được đẹp ý Ngài, Lạy Chúa là hòn đá tôi và Đấng cứu chuộc tôi."

Tội lỗi cản trở lấp đầy với Thánh Linh, và vâng lời Chúa là cách để ta lấp đầy với Thánh Linh. Ê-phê-sô 5:18 truyền lệnh rằng chúng ta phải lấp đầy với Thánh Linh, tuy nhiên, không phải là cầu nguyện cho đầy dẫy Thánh Linh mà phải đạt được sự đổ đầy. Sự vâng lời của chúng ta theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời là cách duy nhất cho phép Thánh Linh tự do lấp đầy ta. Bởi vì chúng ta vẫn còn mang trong mình bản chất tội lỗi, nên không thể lấp đầy Thánh linh mọi lúc. Khi chúng ta tội lỗi, ta nên ngay lập tức xưng tội với Đức Chúa Trời và cam kết lại với chúa để lấp đầy với Thánh Linh và để Thánh Linh chỉ dẫn lối ta đi.


Câu hỏi: Làm thế nào để tôi biết ân tứ thuộc linh của tôi?

Trả lời:
Không có công thức kỳ diệu hay thử nghiệm nào có thể cho ta biết chính xác ân tứ thuộc linh của ta là gì. Thánh Linh phân phát các ân tứ khi Ngài lựa chọn làm thế ( I Cô-rinh-tô 12:7-11). Một vấn đề thường thấy ở các tín hữu là ta có xu hướng phục vụ Chúa ở các lĩnh vực mà ta cảm thấy là ta có ân tứ thuộc linh. Tuy nhiên đó lại không phải là cách mà ân tứ thuộc linh phát triển. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta vâng lời phục vụ Ngài trong tất cả mọi việc. Ngài sẽ trang bị cho chúng ta bất cứ ân tứ nào hay ân tứ mà ta cần để làm việc mà Ngài muốn ta làm.

Xác định những ân tứ thuộc linh của ta có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Những trắc nghiệm ân tứ thuộc (tất nhiên không nên hoàn toàn phụ thuộc vào nó) có thể giúp chúng ta hiểu hơn về ân tứ thuộc linh của mình. Đôi khi, sự xác nhận từ những người khác cũng giúp ta thấy rõ hơn những ân tứ thuộc linh của mình. Người khác nhìn thấy chúng ta phục vụ Chúa thường có thể xác định ân tứ thuộc linh mà chúng ta có thể không nhận ra. Cách thứ 3 là cầu nguyện. Người biết chính xác ân tứ thuộc linh của ta là Đức Thánh Linh. Chúng ta có thể cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho ta cách sử dụng ân tứ thuộc linh của ta cho vinh hiển của Ngài.

Vâng, Đức Chúa Trời kêu gọi một số làm giáo viên và cho họ ân tứ giảng dạy. Thiên Chúa kêu gọi một số làm người phục vụ và ban phước cho họ với ân tứ làm việc trợ giúp. Tuy nhiên, biết cụ thể ân tứ thuộc linh của chúng ta không cho phép chúng ta từ chối phục vụ Chúa trong các lĩnh vực ngoài ân tứ của ta. Có lợi khi biết những ân tứ thuộc linh mà Đức Chúa Trời đã cho chúng ta? Tất nhiên có lợi. Có sai khi tập trung quá nhiều vào những ân tứ thuộc linh mà bỏ lỡ cơ hội khác để phục vụ Đức Chúa Trời? Có. Nếu chúng ta đã hiến dâng đời sống để được Đức Chúa Trời sử dụng, Ngài sẽ trang bị cho chúng ta những ân tứ thuộc linh chúng ta cần.


Câu hỏi: Ân tứ thuộc linh vẫn còn cho đến ngày hôm nay?

Trả lời:
Trước hết cần lưu ý câu hỏi này khác với việc hỏi liệu Chúa có làm phép lạ ngày nay không. Thật là khờ dại để nói rằng Đức Chúa Trời không chữa lành cho loài người, nói chuyện với loài người, hay thực hiện các phép lạ ngày nay. Câu hỏi đặt ra là liệu những ân tứ của Thánh Linh được mô tả trong I Cô-rinh-tô 12-14, có còn có xuất hiện trong hôi thánh ngày nay không. Đây cũng không phải là câu hỏi Thánh Linh có thể ban cho ai đó ân tứ không. Câu hỏi đặt ra là liệu Thánh Linh có còn ban phát ân tứ không. Trên hết, ta cần công nhận rằng Thánh Linh ban phát ân tứ quyền năng tự do tuỳ theo ý muốn của Ngài (I Cô-rinh-tô 12:7-11).

I Cô-rinh-tô chương 12-14 đề cập đến những ân tứ quyền năng của Thánh Linh. Dường như từ nội dung những Cơ Đốc nhân bình thường đôi lúc được ban cho ân tứ quyền năng (12:8-10, 28-30). Chúng ta không biết điều này có hay xảy ra không. Từ những gì chúng ta đã nghiên cứu ở trên, mà các môn đồ đã được "đánh dấu" bởi các dấu kỳ phép lạ, nó dường như là ân tứ quyền năng được ban cho các Cơ Đốc nhân bình thường là ngoại lệ, chứ không phải là thường xuyên. Ngoài các môn đồ và những người cộng tác thân cận của họ, không có chỗ nào trong Tân Ước mô tả cụ thể những cá nhân thực hiện các ân tứ quyền năng của Thánh Linh.

Lưu ý là Hội Thánh đầu tiên không có bản Kinh Thánh hoàn chỉnh như chúng ta làm hôm nay (II Ti-mô-thê 3:16-17). Vì vậy, những ân tứ tiên tri, thông sáng, khôn ngoan, v.v… là điều cần thiết để các Cơ Đốc nhân đầu tiên biết những gì Thiên Chúa muốn họ làm. Các ân tứ tiên tri làm cho các tín hữu có thể liên lạc với chân lý và sự khải thị mới của Thiên Chúa. Bây giờ sự khải thị đó của Thiên Chúa đã hoàn tất trong Kinh Thánh, các ân tứ khải thị không còn cần thiết, ít nhất là không giống khả năng như họ được trong Tân Ước.

Thiên Chúa chữa lành cho con người mỗi ngày. Thiên Chúa vẫn nói chuyện với ta ngày nay, cho dù bằng âm thanh giọng nói, bằng ý nghĩ, hoặc qua các cảm xúc và tình cảm. Thiên Chúa vẫn còn làm những phép lạ diệu kỳ, các dấu hiệu, và những suy tưởng và đôi khi thực hiện các phép lạ qua một Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên, những việc này không nhất thiết phải là ân tứ quyền năng của Thánh Linh. Mục đích chính của các ân tứ là để chứng minh rằng phúc âm là sự thật và rằng các môn đồ là những sứ giả chân chính của Thiên Chúa. Kinh Thánh không nói ngay rằng các ân tứ quyền năng đã dừng lại, nhưng nó cho ta một nền tảng để hiểu tại sao chúng không còn xảy ra ở mức độ tương tự như chúng đã được ghi chép trong Tân Ước.


Câu hỏi: Ân tứ nói tiếng lạ là gì? Có phải ân tứ nói tiếng lạ vẫn tồn tại cho đến ngày nay?

Trả lời:
Sự kiện nói tiếng lạ đầu tiên xảy ra vào ngày lễ Ngũ tuần trong Công vụ 2:1-4. Các sứ đồ đi ra và chia sẻ phúc âm với những đám đông, nói với họ bằng ngôn ngữ của họ, “Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Ðức Chúa Trời” (Công vụ 2:11). Trong tiếng Hy Lạp từ “cái lưỡi” được dịch là “ngôn ngữ”. Do đó” ân tứ của lưỡi” được hiểu là có khả năng nói ngoại ngữ mà chính người ấy không biết hoặc chưa từng học để truyền đạo. Trong I Cô-rinh-tô 12-14, Phao Lô thảo luận về ân tứ kỳ lạ, ông nói, “Hỡi anh em, ví bằng tôi đến cùng anh em, nói các thứ tiếng lạ, mà lời nói tôi chẳng tỏ sự kín nhiệm, chẳng có sự thông biết, chẳng có lời tiên tri, chẳng có sự khuyên dạy, thì ích gì đến anh em?”( I Cô-rinh-tô 14:6). Đối với sứ đồ Phao Lô và tính hòa hợp của lưỡi được mô tả trong Công vụ các sứ đồ, nói tiếng lạ được đánh giá là một ân tứ nghe sứ điệp của Đức Chúa Trời bằng ngôn ngữ của người ấy. Sứ điệp của Chúa sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không được truyền đạt tới người nghe bằng ngôn ngữ của người ấy.

Một người với ân tứ thông dịch tiếng lạ (I Cô-rinh-tô 12:30) có thể hiểu người đang nói tiếng lạ mặc dầu người ấy không hề biết về ngôn ngữ đó. Người thông dịch tiếng lạ truyền đạt thông điệp của người nói tiếng lạ để cho người khác hiểu. “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy”( I Cô-rinh-tô 14:13). Tuy nhiên, Phao Lô cho rằng đôi khi không nói tiếng lạ thì cũng không kém phần thuyết phục “ Nhưng thà tôi lấy năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội Thánh để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ” (I Cô-rinh-tô 14:19).

Ân tứ nói tiếng lạ xuất hiện ngày nay nữa không? I Cô-rinh-tô 13:8 nêu lên việc ân tứ nói tiếng lạ không còn xuất hiện nữa, mặc dầu ân tứ nói tiếng lạ chấm dứt liên quan đến sự xuất hiện của Chúa Giê-su ( I Cô-rinh-tô 13:10). Một vài người cho rằng việc nói tiếng lạ chấm dứt là bằng chứng cho sự xuất hiện của Chúa Giê-su. Cũng có lý nhưng ý này không rõ lắm trong Cô-rinh-tô. Một số người trích dẫn Ê-Sai 28:11 và Giô Ên 2:28-29 làm bằng chứng cho việc nói tiếng lạ là dấu hiệu của sự phán xét của Đức Chúa Trời gần đến. I Cô-rinh-tô 14:22 cho biết nói tiếng lạ là dấu hiệu cho người không tin. Đối với quan điểm này ân tứ nói tiếng lạ là lời cành cáo của Đức Chúa Trời dành cho người Do Thái rằng sự phán xét sắp đến với họ vì đã chối bỏ Chúa Giê Xu Christ là Đấng Cứu thế. Vì vậy khi Đức Chúa Trời phán xét với dân Y-sơ-ra-ên (hủy phá thành Giê-ru-sa-lem bời người La Mã vào năm 70 S.C) ân tứ nói tiếng lạ không còn phục vụ mục đích như đã định. Đúng là điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng mục đích ban đầu của ân tứ nói tiếng lạ không nhất thiết yếu cầu nó phải dừng lại. Kinh Thánh không quả quyết kết luận rằng ân tứ nói tiếng lạ đã chấm dứt.

Nếu ân tứ nói tiếng lạ vẫn tồn tại ngày nay thì ân tứ ấy phải song hành với những gì đã chép trong kinh thánh. Nó phải là ngôn ngữ thực và hiểu được (I Cô-rinh-tô 14:10). Nó phải dùng cho việc chuyển giao lời Chúa tới một người nói ngoại ngữ (Công vụ 2:6-12). Nó cũng phù hợp với mệnh lệnh của Đức Chúa Trời phán qua sứ đồ Phao Lô “ Nếu ai nói tiếng lạ thì hai hoặc ba người nói, cùng lúc ấy phải có người thông dịch. Nếu không có người thông dịch, người nói phải yên lặng và tự mình nói chuyện với Chúa (I Cô-rinh-tô 14:27-28). Nó cũng được xem xét trong I Cô-rinh-tô 14:33 “ Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa của sự lọan lạc bèn là Chúa của sự hòa bình như trong tất cả các Hội Thánh.”

Chúa hoàn toàn có thể cho một người có khả năng nói tiếng lạ để anh ta có thể giao tiếp với một người nói tiếng khác. Đức Thánh linh giữ vị trí tối cao trong việc trao năng lực thánh linh cho con người (I Cô-rinh- tô 12:11). Chỉ thử tưởng tượng xem nó sẽ dễ dàng thế nao nếu họ không phải học ngoại ngữ, và ngay lập tức co thể nói ngoại ngữ. Tuy nhiên, Chúa không làm thế. Ân tứ nói ngoại ngữ không xảy ra ngày nay như thời Tân ước nữa, mặc dù nếu thê thì thật là tốt. Phần lớn tín hữu mà có khả năng ấy không làm thế để thống nhất với kinh thánh đã nói trên. Từ đó cho thấy ân tứ nói ngoại ngữ đã chấm dứt hoặc ít nhất là cũng rất hiếm ngày nay.